Thực trạng áp dụng PP giảng dạy tích cực

Một phần của tài liệu Phản ứng của sinh viên trường Đại học ĐH KHXH&NV đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay (Trang 30 - 45)

1.3.1 Tại Việt Nam

Trên thực tế, việc áp dụng PP giảng dạy tích cực trong các trường ĐH VN còn manh mún, lẻ tẻ, thiếu sự đồng đều. Mặc dù được áp dụng ở các mức độ khác nhau và được hầu hết các cán bộ giảng dạy ĐH nhận thức đúng đắn những hiệu quả tiềm năng, nhưng phần lớn GV vẫn quen dạy theo phương pháp cũ là thuyết trình theo kiểu độc thoại. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Văn Nhung : "Trong quá trình đổi mới PPD&H, thành tích của mỗi đơn vị, mỗi nhà trường rất đáng biểu dương, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm. Một bộ phận không nhỏ trong cán bộ GV còn thờ ơ chưa thấy hết trách nhiệm, đầu tư nhiều thời gian trí tuệ thay đổi cách dạy. Thầy đọc trò chép vẫn là cách dạy chủ yếu". Nếu có những cơ sở đào tạo và cán bộ giảng dạy chú ý tìm kiếm, cải tiến PP giảng dạy thì mỗi người dạy theo một phương pháp khác nhau, theo sáng tạo riêng của mình. Điều đáng lo ngại là, nếu một PP giảng dạy tự phát dựa vào kinh nghiệm, không xuất phát từ mục tiêu đào tạo, không có cơ sở kiến thức về các quy luật và nguyên tắc của lý luận dạy học thì tất yếu sẽ làm quá trình dạy học trở nên nghèo nàn, làm giảm ý nghĩa giáo dục cũng như hiệu quả bài giảng.

Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này? Như chúng ta đều biết, việc áp dụng một PP giảng dạy tích cực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : mục tiêu, chương trình đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện dạy học, công tác quản lý, cơ chế chính sách giáo dục, trình độ và ý thức của người dạy, năng lực và ý thức của người học... Song tựu chung lại, việc chậm đổi mới PP giảng dạy ở nước ta hiện nay trước hết vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người - đó là người dạy và người học. Về phía GV có sức ép về quy mô với chất lượng, sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành cũng như lối mòn của nếp nghĩ cũ, sự thiếu năng động,

chậm trễ đổi mới dẫn đến tình trạng lúng túng khi tiếp cận PP giảng dạy mới. Về phía người học là ý thức học tập còn kém, tính thụ động...

1.3.2 Tại trường ĐHKHXH&NV HN

1.3.2.1 Tình hình áp dụng PP giảng dạy tích cực

Tại trường ĐH KHXH&NV nơi việc đổi mới PP giảng dạy luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong nội dung Chương trình hoạt động của nhà trường và PP giảng dạy tích cực đã được đưa vào áp dụng khá rộng rãi mấy năm gần đây, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu thực trạng của việc áp dụng PP giảng dạy tích cực bằng việc trưng cầu ý kiến, phỏng vấn đông đảo SV và quan sát một số giờ học thảo luận. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra một bức tranh (tuy có khả năng chưa mang tính đại diện cao vì điều kiện thời gian không cho phép) về thực trạng của việc áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường. Những kết luận tập trung chủ yếu ở một số điểm sau đây:

Thứ nhất, qua khảo sát trên 128 SV về PP giảng dạy đang được sử dụng trong các giờ học tại lớp hiện nay, có 89/128 tức gần 3/4 số SV được hỏi cho rằng đó là PP giảng dạy truyền thống (PP thuyết trình); 69/128 tức hơn 50% trên tổng số SV cho rằng PP kết hợp giữa thuyết trình và thảo luận đang được sử dụng, và chỉ có 17/128 SV hay 13% số SV được hỏi đồng ý là PP tích cực đang được sử dụng tại lớp họ hiện nay. Những con số này tất nhiên

đã khẳng định một thực tế không thể bàn cãi là : Hiện nay, PP giảng dạy chủ yếu trong nhà trường vẫn là PP truyền thống theo lối diễn giảng đơn điệu, đây cũng chính là thực tế chung của hầu hết các trường ĐH VN vì thuyết trình là PP dễ thực hiện nhất khi giảng dạy nhiều SV với một chương trình lý thuyết phức tạp, trong một thời gian ngắn GV có thể trình bày bài giảng có một khối lượng kiến thức lớn cho nhiều SV cùng nghe mà lại không đòi hỏi việc sử dụng bất cứ một phương tiện nào ngoài bài giảng của thầy và vở ghi của trò. Tuy PP giảng dạy tích cực chỉ được một số ít SV cho là có được áp dụng, nhưng điều đáng mừng là PP kết hợp giữa thuyết trình và thảo luận đã bước đầu được hơn 50% SV biết đến và nhìn nhận. Kết luận này càng được khẳng định trong những phần sau của báo cáo này.

Biểu đồ 1 : PP giảng dạy đang được sử dụng trong trường hiện nay

89 17 17 69 PP truyen thong (PP thuyet trinh) PP tich cuc (PP neu van de&thao luan) PP ket hop So SV tra loi/128 SV Series1

Thứ hai, khi được hỏi về PP giảng dạy đang được sử dụng nhiều nhất trong các giờ học tại lớp, ý kiến của SV về 3 PP kể trên cũng có sự chênh lệch đáng kể. Đối với PP truyền thống có tới 96/128 SV tức 75% số SV được hỏi cho rằng đó là PP được sử dụng nhiều nhất. Con số này đối với PP kết hợp chỉ khiêm tốn ở 28/128 tức 22% và càng nhỏ bé hơn đối với PP giảng dạy

tích cực ở 4/128 tức 3% tổng số SV trả lời. Điều này chứng tỏ rằng, tuy đã được áp dụng vào trong giờ học từ mức độ kết hợp với PP thuyết trình cho tới hoàn toàn biến một giờ học thành giờ thảo luận, PP giảng dạy tích cực vẫn mới chỉ dừng lại ở bước làm quen và sự xuất hiện của nó chỉ chiếm 1/4 toàn bộ thời lượng giảng dạy trên lớp của GV. Trong 3/4 thời lượng giảng dạy thì PP thuyết trình có tính chất áp đặt của giáo viên, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của sinh viên như vậy hoàn toàn áp đảo và chi phối việc truyền đạt và lĩnh hội tri thức của người dạy và người học. Để kiểm chứng và khẳng định chính xác thực tế này, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu một số SV trong trường và cũng thu được những thông tin tương tự. Khi được hỏi và gợi ý về PP đang được sử dụng nhiều nhất để giảng dạy tại lớp hiện nay, một SV nam K47 đã trả lời: "Vậy thì đó chắc chắn là PP thuyết trình rồi". Một bạn nữ K48 thậm chí còn trả lời ngay lập tức mà không cần gợi ý : "Không cần gợi ý đâu, tôi chắc chắn rằng PP phổ biến nhất trong lớp tôi hiện nay là PP thuyết trình truyền thống : GV đọc, SV chép. Thỉnh thoảng cũng có thảo luận nhóm nhưng so với toàn bộ thời gian học trên lớp là rất ít ỏi". Một nhóm SV K49 mới chỉ bước vào học kỳ thứ II cũng đã tranh luận rất sôi nổi khi điều tra viên đưa ra câu hỏi và cùng nhất trí về PP được sử dụng trong hầu hết các giờ học là đọc - chép, còn các PP huy động sự tham gia tích cực của SV thì ít khi có.

75%3% 3%

22%

PP truyen thong PP tich cuc PP ket hop

Thứ ba, để có được cái nhìn sâu hơn về thực trạng của việc áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường, nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh quan điểm của 2 nhóm SV năm thứ II và năm thứ III. Những số liệu thu thập được thể hiện trong bảng dưới đây

• Bảng 1 : Tương quan giữa năm học và quan điểm về PP giảng dạy đang được sử dụng tại lớp

Nhóm SV năm thứ II Nhóm SV năm thứ III PP truyền thống PP tích cực PP kết hợp 67% 9% 47% 80% 33% 83%

• Bảng 2 : Tương quan giữa năm học và quan điểm về PP giảng dạy đang được sử dụng nhiều nhất

Nhóm SV năm thứ II Nhóm SV năm thứ III PP truyền thống PP tích cực PP kết hợp 76% 2% 22% 71% 8% 21%

Nhìn vào bảng trên đây, chúng ta có thể rút ra được một số nhận xét về những điểm tương đồng và khác biệt giữa nhóm SV năm thứ II và nhóm SV năm thứ III như sau

• Về PP giảng dạy đang được sử dụng tại lớp hiện nay, những số liệu thu được biểu thị sự chênh lệch đáng kể giữa ý kiến của hai nhóm SV về PP giảng dạy tích cực và PP kết hợp thuyết trình và thảo luận. Trong khi chỉ có 9% số SV năm thứ II cho rằng PP tích cực hiện đã được sử dụng trong giờ học ở lớp họ, thì 1/3 số SV năm thứ III thừa nhận sự áp dụng PP đó trong giờ học tại lớp. Đối với PP kết hợp giữa hai PP truyền thống và tích cực cũng như vậy, tỉ lệ SV năm thứ III cho thấy việc áp dụng xấp xỉ gấp đôi tỉ lệ SV năm thứ II. Điều này chắc chắn không thể lý giải bằng quan điểm cho rằng nhận thức còn phần nào hạn chế của SV năm thứ II so với SV năm thứ III về PP giảng dạy bậc ĐH vì qua phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu đã thấy được rằng kể cả những SV năm thứ I mới vào trường cũng được biết đến các PP giảng dạy khác ngoài PP thuyết trình truyền thống. Thực chất, mức chênh lệch lớn về ý kiến giữa hai nhóm SV xuất phát từ một thực tế khách quan là việc áp dụng PP giảng dạy tích cực ở các mức độ khác nhau được tăng cường khá mạnh kể từ học kỳ thứ 5 khi nhiều môn chuyên ngành được đưa vào giảng dạy. Theo một bạn nam học năm thứ III thì "Thường thì phần đại cương thầy cô giảng chán lắm, nhưng khi vào các môn chuyên ngành thì thầy cô nhiệt tình hơn, gợi mở cho chúng tôi rất nhiều điều. Mỗi thầy cô có cách truyền đạt khác nhau nhưng thường thì tổ chức cho chúng tôi thảo luận nhóm, hay làm báo cáo rồi lên thuyết trình..." Ở đây, chúng ta có thể thấy được khá rõ nét tác động của nội dung chương trình đào tạo lên PP giảng dạy. Hầu như không có sự khác biệt ý kiến quá lớn khi đề cập đến PP giảng dạy truyền thống - PP giảng dạy chủ đạo trong nhà trường hiện nay. Điều này có thể phản ánh những ưu điểm không thể phủ nhận được của PP mà người ta ít khi cho là có hiệu quả đó trong điều kiện nền GD ĐH

nói chung cũng như trường ĐH KHXH&NV nói riêng, mà chúng tôi sẽ có dịp phân tích sâu hơn ở phần sau.

• Tuy nhiên, trong khi đó, gần như không có một chênh lệch đáng kể nào giữa ý kiến của hai nhóm SV về PP giảng dạy đang được sử dụng nhiều nhất trong giờ học tại lớp họ hiện nay. 76% số SV năm thứ II so với 71% số SV năm thứ III, tức là trên dưới 3/4 số SV được hỏi đều cho rằng đó chính là PP giảng dạy truyền thống, giống với ý kiến của 75% số SV trong trường trên tổng số 128 người được trưng cầu ý kiến. Những con số càng trở nên sáng rõ khi xếp thứ 2 lại là PP kết hợp thuyết trình và thảo luận với 22% SV năm thứ II và 21% số SV năm thứ III. Tỉ lệ SV năm thứ III với 8% tuy gấp 4 lần tỉ lệ SV năm thứ II với 2% khi cho rằng PP được sử dụng nhiều nhất là PP giảng dạy tích cực, nhưng đó cũng chỉ là những con số quá khiêm tốn. Cho đến đây có thể nói, sự áp đảo của PP giảng dạy truyền thống trong nhà trường hiện nay không còn gì phải bàn cãi. Và chắc chắn, để có được một thứ tự cân bằng và hợp lý hơn cho cơ cấu PP giảng dạy không thể là việc của ngày một, ngày hai, cũng không thể được thực hiện nếu thiếu sự phối kết hợp đồng bộ giữa nhiều khâu, nhiều yếu tố.

Thứ tư, với mong muốn thu thập được những số liệu về tỉ lệ GV sử dụng PP giảng dạy tích cực trong các giờ dạy trên lớp, nhóm nghiên cứu đã yêu cầu những SV được hỏi đưa ra quan điểm của bản thân về vấn đề này, thu được kết quả là

Biểu đồ 3 : Quan điểm của SV

43%38% 38% 16% 3% Duoi 25% Tu 25-50% Tu 50-75% Tren 75%

Những số liệu thu được lại một lần nữa khẳng định thực tế vận dụng PP giảng dạy tích cực còn ít ỏi trong nhà trường. Số SV cho rằng trên một nửa số GV lớp họ sử dụng PP giảng dạy tích cực trong giờ dạy chiếm chưa đầy 20% tổng số SV được hỏi. Còn lại, có đến 4/5 SV cho thấy tỉ lệ GV giảng dạy bằng PP tích cực tại lớp họ chỉ vào khoảng dưới 50%, đặc biệt, tỉ lệ dưới 25% GV sử dụng PP tích cực là quan điểm của 43% SV.

Dự đoán một sự chênh lệch giữa quan điểm của nhóm SV năm thứ II và nhóm SV năm thứ III về tình hình áp dụng PP giảng dạy tích cực tại lớp, nhóm nghiên cứu xem xét tương quan giữa 2 nhóm SV. Kết quả được thể hiện dưới bảng sau

Bảng 3 : Tương quan giữa năm học và quan điểm về tỉ lệ GV sử dụng PP giảng dạy tích cực tại lớp (tỉ lệ %)

Nhóm SV năm thứ II Nhóm SV năm thứ III <25% 25-50% 50-75% >75% 58 21 21 0 39 41 14 6

Theo những tính toán ở các phần trước, tỉ lệ SV năm thứ III thừa nhận sự áp dụng của PP giảng dạy tích cực và PP giảng dạy kết hợp thuyết trình-thảo luận ở lớp họ nhiều hơn đáng kể so với số SV năm thứ II đưa đến kết luận của sự gia tăng việc áp dụng các PP giảng dạy ngoài PP thuyết trình truyền thống từ những học kỳ thứ 5 của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, so với số liệu có được từ quan điểm của 2 nhóm SV về PP giảng dạy đang được sử dụng nhiều nhất, ta có thể thấy bảng số liệu trên đây về tỉ lệ GV sử dụng PP giảng dạy tích cực tại lớp không gây nhiều ngạc nhiên. Tỉ lệ SV cho rằng có trên dưới 50% GV lớp họ sử dụng PP giảng dạy tích cực ở nhóm SV năm thứ II là 42% và năm thứ 3 là 55%. Theo quan điểm của SV năm thứ II, tỉ lệ GV sử dụng PP giảng dạy tích cực quả là tương đối ít ỏi với con số dưới 25% được tới 50% SV ấn định. Trong khi đó, đã có 6% SV năm thứ III ước lượng tới trên 3/4 trong tổng số GV giảng dạy bằng PP tích cực tại lớp họ.

1.3.2.2 Hiệu quả

Nhóm nghiên cứu bước đầu đánh giá hiệu quả của những PP giảng dạy được áp dụng trong nhà trường qua thực tế tích lũy các kỹ năng từ việc dạy&học ở ĐH sau khi đã thăm dò nhu cầu của SV. Trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chúng tôi lựa chọn 6 tiêu chí về kỹ năng cần được tích lũy là : Tư duy sáng tạo&óc phê phán; Tự học, tự nghiên cứu; Thực hành; Giao tiếp, thuyết trình và diễn giải ý tưởng; Giải quyết vấn đề; Làm việc theo nhóm, làm việc tập thể. Kết quả thu được như sau

52 78 78 43 50 32 39 0 Tu duy sang tao va oc

phe phan

Tu hoc, tu nghien cuu Thuc hanh

Giao tiep, thuyet trinh va dien giai y tuong

Giai quyet van de Lam viec theo nhom, lam viec tap the Khong biet

Biểu đồ 5 : Những kỹ năng đang được tích lũy trên thực tế

13 59 59 14 25 21 20 16 Tu duy sang tao va oc

phe phan

Tu hoc, tu nghien cuu Thuc hanh

Giao tiep, thuyet trinh va dien giai y tuong

Giai quyet van de

Một phần của tài liệu Phản ứng của sinh viên trường Đại học ĐH KHXH&NV đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay (Trang 30 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w