quyền cho chính quyền địa phương.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, Luật đất đai 2003 được ban hành. Theo đó, một số lĩnh vực quản lý đất đai được phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương. Cụ thể:
- Nhà nước phân quyền giao đất, cho thuê đất cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử
dụng đất và cho phép uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai chuyên môn cùng cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cho phép thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các địa phương để làm dịch vụ công giải quyết các yêu cầu, thủ tục về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện các thủ tục khi người dân thực hiện các giao dịch về đất đai.
- Xác định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai và phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
- Quy định thẩm quyền cho Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương mình.
Để đảm bảo cho các quy định này của luật đất đai 2003 đi vào cuộc sống. Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hoá các quy định về phân cấp quản lý đất đai của chính quyền địa phương.
KẾT LUẬN
Phân quyền quản lý cho các cấp chính quyền địa phương không còn là mới nhưng trọng tâm của các lần sửa đổi luật đất đai đều đề cập đến. Bởi vì ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau thì những quy định của pháp luật đất đai cũng được điều chỉnh cho phù hợp. Sở dĩ như vậy là do các quan hệ xã hội biến đổi không ngừng mà những quan hệ pháp luật đất đai đặc biệt được chú ý trong thời gian qua. Đất đai là vấn đề nhạy cảm, mang những tính chất đặc thù về quản lý, khai thác và sử dụng nên phải có quy định thích hợp để tận dụng hết tiềm năng của đất. Tuy vậy, thực tế cho thấy việc quản lý đất đai gặp nhiều bất cập, hạn chế, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều khâu, nhiều cấp. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đó là do pháp luật chưa phân quyền hợp lý cho các cấp chính quyền địa phương, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của cấp này.
Luật đất đai 2003 đã cơ bản thể hiện sự phân cấp toàn diện nhất từ trước đến nay. Điều đó được chứng tỏ bằng các quy định cụ thể trong các điều luật. Qua so sánh luật đất đai 2003 và luật đất đai các lần sửa đổi bổ sung thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy, khoá luận làm sáng tỏ việc phân quyền diễn ra mạnh mẽ và tìm hiểu cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận của chế độ quản lý đất đai ngày một toàn diện hơn.
Phân quyền mạnh cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về đất đai vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, vừa đảm bảo cho việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm. Nhà nước cần đưa chính sách pháp luật đất đai vào thực tiễn cuộc sống, đến nhận thức của nhân dân để Luật đất đai 2003 thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn kiện đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam. 2. Giáo trình Luật đất đai , Đại học Luật Hà Nội.
3. Luật đất đai 1993; Luật sửa đổi bổ sung Luật đất đai 1998, 2001; Luật đất đai 2003.
4. Cải cách nền hành chính nhà nước - một quá trình tất yếu và liên tục- Võ Kim Sơn - Phát triển kinh tế 1999.
5. Luật khiếu nại, tố cáo một số khía cạnh liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai .
6. Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập sở Tài nguyên môi trường.
7. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp cơ sở - Võ Kim Sơn -Quản lý nhà nước 2000- số 8.
8. NĐ64/CP/1993 ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đĩch sản xuất nông nghiệp và NĐ85/ CP sửa đổi Nghị định trên.
9. Bàn thêm về giải pháp cải cách bộ máy nhà nước- Bùi Đức Bên - Quản lý nhà nước 2000- số 8.
10. Tăng cường cơ sở pháp lý về dân chủ trực tiếp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay- Nhà nước và pháp luật 2000- số 1.
Các vấn đề pháp lý về phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai