quyền cơ sở.
Xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở trực tiếp giải quyết các đòi hỏi , quyền lợi của nhân dân đối với đất đai; đồng thời lãnh đạo, tổ chức, động viên nhân dân hăng hái thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật đất đai của Đảng và nhà nước. Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua nhà nước ta đã chú trọng từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ này, đi đôi với việc ban hành các chế độ chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần để tạo điều kiện cho cán bộ cấp cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Kể từ năm 2003, Luật đất đai 2003 đã xác định thẩm quyền của đội ngũ cán bộ quản lý đất đai nói chung và cán bộ địa chính cấp xã nói riêng. Họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai mà còn đảm nhiệm việc quản lý các tài nguyên khác và môi trường. Do vậy, để đảm bảo cho đội ngũ cán bộ này thực hiện tốt nhiệm vụ mới được giao, bên cạnh việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng trau dồi kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý cần phải kiện toàn, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đất đai theo một số định hướng cơ bản sau:
- Sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với trình độ, khả năng của từng người. Mặt khác, cần cải tiến nhanh, mạnh mẽ tác phong làm việc của các cơ quan quản lý đất đai theo hướng gần dân, phục vụ dân, thực hiện chế độ một cửa trong quản lý đất đai.
- Cần khẩn trương thực hiện việc tin học hoá ở tất cả các cấp nhằm đảm bảo cho mọi thông tin quản lý được công khai, minh bạch và rút ngắn đáng kể thời gian tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ của các cơ quan quản lý đất đai.
- Công khai các quy định làm việc của cơ quan quản lý đất đai như công khai quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy trình xét duyệt hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất; quy trình đăng ký sử dụng đất. Xây dựng quy chế làm việc hợp lý đi đôi với việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng của cán bộ quản lý đất đai.