Công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu 210716 (Trang 57 - 59)

ở thời điểm hiện nay tại nhiều tỉnh và thành phố trong cả n−ớc là vấn đề rất nan giải, bức xúc: Nhiều dự án đặc biệt là dự án giao thông, thuỷ lợi đi qua khu dân c− đã đ−ợc phê duyệt, và cấp vốn thi công nh−ng không thể triển khai đ−ợc hoặc triển khai không triệt để vì: Có nhiều hộ dân không chịu di dời với lý do ch−a đ−ợc đền bù thoả đáng, đơn giá đền bù ở nhiều địa ph−ơng ch−a hợp lý dẫn đến ng−ời dân nhận tiền đền bù không đủ khả năng để chuyển tới một chỗ định c− mới. Tình trạng khiếu kiện kéo dài v−ợt cấp ở nhiều địa ph−ơng qua nhiều năm không đ−ợc giải quyết dứt điểm, gây kéo dài thời gian thi công của dự án dẫn đến tiến độ giải ngân của các dự án đặc biệt là các dự

án có sử dụng vốn vay ODA chậm. Tình trạng làm giả hồ sơ để nhận tiền đền bù, hồ sơ đền bù không đúng quy định xảy ra t−ơng đối phổ biến ở nhiều nơi và ở nhiều dự án: Chi đền bù giải phóng mặt bằng cầu Hoàng Long – Thanh Hoá, Công ty tiếp thị và đầu t− thuộc Bộ NN & PTNT lập hồ sơ vay chi đền bù giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Kim Hoa với số tiền là 2800 triệu đồng nh−ng thực tế chi có 500 triệu đồng; Dự án cầu Bình Triệu 2 “Nhà n−ớc thiệt hại khoảng 8,5 tỷ đồng. Đáng nói nhất là Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng ” quận Thủ Đức đã “Phù phép” cho 14 bộ hồ sơ “chi trả” cho bà Nguyễn Thị H−ơng cùng các con cháu, trong khi các hộ này đều không có giấy tờ nhà đất theo quy định của Nhà n−ớc” (báo đầu t− số 63 ngày 26/05/2003); Dự án quốc lộ 51 sau khi khởi công 2 năm mới có ph−ơng án, chính xác giải phóng mặt bằng áp dụng chung cho các tỉnh có dự án đi qua trong khi đó thời gian thi công của dự án quy định chỉ có 2 năm, trong quá trình thực hiện còn để xẩy ra tình trạng đền bù đất thổ c− bình quân cho mỗi hộ, không căn cứ vào thực tế để thực hiện đền bù nếu không điều chỉnh kịp thời thiệt hại 6 tỷ đồng, không thành lập ban giải phóng mặt bằng mà giao cho đơn vị kinh doanh thực hiện gây hậu quả là kiếu kiện kéo dài, thời gian thi công và hoàn thành chậm so với quy định 2 năm. Tại Ban quản lý dự án PU1 đã ký 4 hợp đồng kinh tế với Trung tâm nghiên cứu địa lý nhân văn (Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia) thực hiện kinh phí điều tra quá trình chi trả đền bù, giám sát tái định c−, điều tra kinh tế – xã hội với số tiền 933 triệu đồng và Bộ GTVT đã phê duyệt vào kinh phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; Dự án quốc lộ 5 đoạn km 47 – km 62 đền bù không có đối t−ợng ở 3 huyện thị làm tham nhũng 13 tỷ đồng. Từ các dẫn chứng trên cho thấy công tác giải phóng mặt bằng tại các ban quản lý dự án và các địa ph−ơng có dự án trên địa bàn còn bàng quang về trách nhiệm gây lãng phí, thông đồng để bòn rút tiền của nhà n−ớc, đền bù thiếu công khai, không đúng quy định làm cho khiếu kiện kéo dài gây lãng phí nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu 210716 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)