Sự ra đời của KTNN là tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu 210716 (Trang 31 - 33)

Nhà n−ớc ra đời vừa là tổ chức quyền lực chính trị, vừa là cơ quan công quyền, chức năng quản lý xã hội và quản lý kinh tế. Với sự phát triển của nền kinh tế thế kỉ XVIII thuyết “ Bàn tay vô hình” và nguyên lý “ Nhà n−ớc không can thiệp” vào hoạt động kinh tế (Adam Smith 1723 – 1790) cho rằng đó là sự vận động tự do theo quy luật cung cầu, và tuỳ thuộc quy luật khách quan,…

Nh−ng rồi vào đầu những năm 1930 của thế kỷ XX, thực trạng nền kinh tế đã chứng tỏ “Bàn tay vô hình” đã không thể đảm bảo những điều kiện cho nền kinh tế thị tr−ờng phát triển. Nhà kinh tế Anh John Keynes đã đ−a ra lý

thuyết “Nhà n−ớc can thiệp”, điều tiết nền kinh tế cả vĩ mô và vi mô, trong đó Nhà n−ớc giữ vai trò dự báo định h−ớng chiến l−ợc phát triển kinh tế, thiết lập trật tự kinh tế thông qua pháp luật, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô bằng chính sách, ngăn ngừa lạm phát, giảm thất nghiệp, chính sách xoá đói giảm nghèo, ytế, xã hội, môi tr−ờng,… Muốn vậy phải thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát hơn hết đó là một cơ quan tổ chức hoạt động kiểm tra kiểm soát độc lập, khách quan theo chuẩn mực chung.

Tài chính công là bộ phận cấu thành của tài chính quốc gia, là hệ thống các quan hệ tài chính đ−ợc Nhà n−ớc sử dụng để phân phối thu nhập và phân bổ các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà n−ớc. Quy luật tiết kiệm đòi hỏi chức năng kiểm tra, tài chính, sự phát triển chức năng này tuỳ thuộc sự phát triển của nền kinh tế thị tr−ờng, môi tr−ờng xã hội,… Hơn nữa tài chính công có phạm vi hoạt động rộng, có tầm quan trọng đến sự phát triển và ổn định của quốc gia. Đòi hỏi phải có kiểm tra tài chính công, trong đó Kiểm toán Nhà n−ớc là một trong những cơ quan đó.

Tính tất yếu khách quan gồm:

- Sự tấn công của lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích công cộng. - Trong lợi ích công cộng, lợi ích cục bộ xâm lấn lợi ích tổng thể.

- Trong một quốc gia: lợi ích giai cấp, tập đoàn, các dân tộc, sắc tộc, từng ng−ời vừa đối lập, đấu tranh vừa không tuân thủ lợi ích công cộng.

- Trong nền kinh tế thị tr−ờng sự quản lý của Nhà n−ớc về kinh tế thể hiện bằng chức năng kiểm tra, kiểm soát bằng các thông tin trung thực khách quan vô t− là cần thiết.

ở Việt Nam, việc kiểm tra nói chung, kiểm tra tài chính nói riêng đã đ−ợc quan tâm ngay từ khi Nhà n−ớc kiểu mới xuất hiện. Trong cơ chế kế hoạch hoá chung, Nhà n−ớc với t− cách là ng−ời quản lý vĩ mô, cũng là chủ sở hữu, nắm trong tay công cụ kế toán, cho nên chủ yếu là tự kiểm tra thông qua bộ máy kế toán, qua việc xét duyệt quyết toán và thanh tra vụ việc. Khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng XHCN đã phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực nh−: cạnh tranh không

lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật, lạm dụng chức quyền để tham nhũng, thu lợi các khoản, lãng phí,… Mặt khác, các chế độ, chính sách quản lý cũng th−ờng xuyên thay đổi cho phù hợp sự phát triển trong n−ớc cũng nh− quốc tế, nh− chế độ thống kê, kế toán, chính sách thuế, chính sách đầu t−,… đã làm cho những ng−ời lập báo cáo tài chính không theo kịp sự thay đổi, hoặc cố tình báo cáo sai, bóp méo sự thật, cung cấp thông tin sai lệch. Trong khi đó các cơ quan kiểm tra cũ không còn thích hợp và hiệu quả trong việc cung cấp thông tin tin cậy cho các nhà quản lý. Điều này đòi hỏi cần có một cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc nằm ngoài hoạt động tài chính nhà n−ớc, để kiểm tra xác nhận và cung cấp thông tin khách quan.

1.6.2. Vai trò của Kiểm toán Nhà n−ớc trong việc phòng ngừa và chống tham nhũng , lãng phí ở n−ớc ta hiện nay:

Một phần của tài liệu 210716 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)