Hiệu quả và tác động mạnh mẽ của kết quả kiểm toán:

Một phần của tài liệu 210716 (Trang 36 - 37)

Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm toán, luôn mang tính thời sự và quan trọng. Báo cáo kiểm toán gồm 2 loại chính là: báo cáo kết quả sau mỗi cuộc kiểm toán và báo cáo về hoạt động hàng năm. Mặc dù yêu cầu đặt ra đối với mỗi loại báo cáo là khác nhau nh−ng xét theo khía cạnh chung thì báo cáo kiểm toán đều có mục tiêu nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các báo cáo quyết toán về thu, chi, sử dụng NSNN, việc thi hành pháp luật về tài chính, ngân sách, kế toán của Nhà n−ớc, qua đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp góp phần giữ vững kỷ c−ơng pháp luật, ngăn ngừa các hành vi vi phạm, sử dụng kém hiệu quả, lãng phí công quỹ, vốn và tài sản nhà n−ớc. Và chính nhờ đó mà báo cáo kiểm toán tr−ớc hết có tác dụng đối với đơn vị đ−ợc kiểm toán, phục vụ trực tiếp cho yêu cầu quản lý và điều hành, sửa chữa, khắc phục những yếu kém, sai phạm trong quản lý tài chính nhằm đạt hiệu quả quản lý tốt hơn trong t−ơng lai. Điều đặc biệt quan trọng là báo cáo kết quả hoạt động năm của cơ quan KTNN có sức thuyết phục sẽ hỗ trợ cho Quốc hội và Chính phủ đánh giá đúng đắn tình hình và hiệu quả sử dụng

tài chính công, tính trách nhiệm và tính hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính Nhà n−ớc và những bất hợp lý trong cơ chế, chính sách quản lý tài chính cần phải sửa đổi, hoàn chỉnh.

Mặc dù các kết luận trong báo cáo kiểm toán của đa số các cơ quan KTNN trên thế giới không mang tính “ Hành pháp”, không đ−a ra các hình thức sử phạt, nh−ng kết quả kiểm toán trong những tr−ờng hợp cần thiết có thể đ−ợc chuyển tới các cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền, các cơ quan điều tra để sử lý, xem xét, sử lý các vụ việc có dấu hiệu cấu thành tội phạm; hoặc trong tr−ờng hợp khẩn cấp, KTNN có thể đ−a ra các quyết định kịp thời nh−: niêm phong quỹ, tài sản, chứng từ sổ kế toán, phong toả tài khoản, đình chỉ các hoạt động, nếu đơn vị đ−ợc kiểm toán vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhằm ngăn chặn tham nhũng thiệt hại công quỹ, thiệt hại tài sản Nhà n−ớc.

Bên cạnh việc báo cáo cho cơ quan lập pháp, hành pháp và các cơ quan đ−ợc kiểm toán, hiệu quả và tác động của báo cáo kiểm toán sẽ có một ý nghĩa đặc biệt hơn nữa khi đ−ợc công bố công khai. Thông qua việc công bố công khai kết quả kiểm toán, một mặt làm tăng tính minh bạch và tính có thể giải thích đ−ợc tr−ớc công chúng trong việc sử dụng các nguồn tài chính công của Nhà n−ớc, và qua đó góp phần vào việc tăng c−ờng quá trình dân chủ hoá, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển quốc gia theo mục tiêu, mặt khác nhằm làm cho công chúng ghi nhận về công tác điều hành ngân sách và kinh tế trong các lĩnh vực đ−ợc kiểm toán, những sai phạm đ−ợc công bố sẽ tạo ra áp lực tr−ớc công luận, buộc các đơn vị phải sửa chữa, khắc phục các sai phạm, cũng nh− có tác dụng răn đe nhằm phòng ngừa tham nhũng đối với tất cả mọi cá nhân, đơn vị, tổ chức.

Một phần của tài liệu 210716 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)