0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Về chế độ bổ nhiệm kiểm sát viên

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KIỂM SOÁT VIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 44 -45 )

1. Vấn đề tiêu chuẩn, chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển, điều động kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân thực trạng và hớng hoàn thiện

1.2. Về chế độ bổ nhiệm kiểm sát viên

Với tình trạng số lợng kiểm sát viên cha đáp ứng với yêu cầu của thực tế, còn nhiều bất cập trong quy trình bổ nhiệm cũng nh việc bổ nhiệm kiểm sát viên theo địa giới hành chính... đặt ra yêu cầu cần có những thay đổi phù hợp và kịp thời cả về mặt pháp lý và thực tiễn. Đó là:

- Tiếp tục bổ nhiệm đủ số lợng kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân các cấp để Viện kiểm sát hoàn thành nhiệm vụ đợc giao.

- Trong quy trình bổ nhiệm kiểm sát viên, cần quy định rõ kiểm sát viên phải đợc phát triển từ kiểm sát viên cấp huyện, theo nghĩa đã là kiểm sát viên cấp huyện mới đợc bổ nhiệm làm kiểm sát viên cấp tỉnh và đã là kiểm sát viên cấp tỉnh mới đợc bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Việc quy định quy trình này không những góp phần nâng cao nghiệp vụ, uy tín của kiểm sát viên mà còn là điều kiện thuận lợi cho việc điều chuyển kiểm sát viên từ nơi thừa sang nơi thiếu và có thể hoạt động đợc ngay.

- Cần bổ sung thành phần của Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên, ngoài các thành viên nh hiện nay cần có đại diện của cơ quan, tổ chức Đảng, chính quyền và một số kiểm sát viên giàu kinh nghiệm. Vì hoạt động của Viện kiểm sát các cấp đặt dới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp.

- Để đảm bảo tính năng động, nhanh nhạy trong công tác điều phối cán bộ đến những nơi thiếu, việc bổ nhiệm kiểm sát viên không nên gắn với địa giới hành chính mà bổ nhiệm theo cấp kiểm sát nh kiểm sát viên cấp huyện, kiểm sát viên cấp tỉnh, còn việc sắp xếp kiểm sát viên về địa phơng nào nên giao cho các cơ quan quản lý thực hiện.

- Trớc đây, theo sắc lệnh số 13/SL ngày 24 tháng 01 năm 1946, khi đợc bổ nhiệm làm thẩm phán buộc tội, xét xử, khi chuyển ngạch từ Toà án cấp dới lên Toà án cấp trên, khi nhậm chức Chánh án, Chởng lý phải tuyên thệ. Pháp luật hiện hành không quy định về vấn đề này đối với kiểm sát viên cũng nh với Thẩm phán. Vì vậy, cần bổ sung thêm quy định về nhậm chức và tuyên thệ để thể hiện sự long trọng, trang nghiêm, để kiểm sát viên khi đợc giao trọng trách ý thức đợc vinh dự và trách nhiệm của mình khi thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KIỂM SOÁT VIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 44 -45 )

×