2.Một số phương hướng cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty điện tử Hanel . (Trang 27 - 30)

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP

2.Một số phương hướng cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ.

Công tác tiêu thụ được xem là khâu cuối cùng và quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó ,có thể coi nó là kết quả và có mối liên hệ tác động của tất cả các khâu trước đó. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ cơ bản của mọi doanh nghiệp và có thể được thực hiện theo một số phương hướng sau:

* Tổ chức tốt công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường .Đây là công việc phải làm ngay từ đầu khi xuất hiện các ý tưởng kinh doanh .Có làm tốt công tác này, sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm vững những thông tin cần thiết về

nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, số lượng và chủng loại dự kiến sản xuất hay ký kết các hợp đồng tiêu thụ,cũng như tình hình biến động của thị trường. Qua đó, người tiêu dùng sẽ chỉ rõ những ưu,nhược điểm của sản phẩm để doanh nghiệp có phương hướng hoàn thiện, đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, giữ vững và mở rộng thị trường .

* Tổ chức công tác bán hàng thông qua việc thiết lập và tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý. Để làm được điều này doanh nghiệp cần xác định rõ địa điểm bán hàng, các phương thức giao hàng phù hợp, tuyển chọn đội ngũ nhân viên bán hàng có năng lực. Trong quá trình tiêu thụ cần tổ chức giao nhận nhanh gọn để rút ngắn thời gian, lộ trình vận chuyển, tránh thủ tục phiền hà tốn thời gian chờ đợi của khách hàng ,... Xúc tiến việc lập kho tàng bến bãi, chọn địa điểm bán, trung gian , tìm kiếm và lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp, cách thức bao gói, bảo quản sản phẩm. Đồng thời, phải củng cố các mối quan hệ tốt đẹp với các trung gian thông qua các chính sách, chế độ khuyến khích bằng các lợi ích vật chất, kinh tế.

* Tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗ trợ cho tiêu thụ. Muốn tiêu thụ hàng hoá nhanh doanh nghiệp phải cố gắng thoả mãn mọi đòi hỏi của khách hàng . Doanh nghiệp cần xác định các chính sách , biện pháp marketing như quảng cáo , khuyến mại, các hoạt động dịch vụ đi kèm nhằm kích thích khả năng mua hàng. tuỳ mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và có phương thức tổ chức hợp lý.

* Xây dựng một chính sách giá cả và phương thức thanh toán phù hợp. Mức giá của sản phẩm đưa ra phải tương ứng với chất lượng và khả thanh toán của khách hàng. Tuỳ từng thời kỳ, đối tượng khách hàng, mục tiêu kinh doanh, mà doanh nghiệp áp dụngchính sách giá linh hoạt xoay quanh giá niêm yết như giảm giá nếu mua nhiều, hạ giá nếu thanh toán trước hoặc đúng thời hạn,... Bên cạnh đó, xác định và tổ chức các phương thức thanh toán hợp lý, nhanh gọn, đa dạng và mềm dẻo nhằm khai thác triệt để nhu cầu, đẩy nhanh lượng hàng hoá tiêu thụ.

* Chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ nhằm khai thác tốt các yếu tố đầu vào để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng. Khai thác tốt các yếu tố

đầu vào bao gồm cả việc tạo ra các nguồn cung cấp vật tư , nguyên liệu cho sản xuất ,tổ chức bộ máy quản lý phù hợp thông qua việc bố trí nhân lực và sử dụng các chính sách đãi ngộ, thưởng phạt kinh tế để tăng tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với công việc của mình.

* Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và nâng cao trình độ nhận thức trên cơ sở xác định đúng đắn năng lực sản xuất của mình và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường về chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất kinh doanh. Từ đó, làm căn cứ lên kế hoạch sản xuất, tiến hành mua sắn thiết bị để phục vụ cho sản xuất và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Thực hiện tốt khâu chuẩn bị này sẽ giúp doanh nghiệp không bị lúng túng khi bước vào sản xuất, sản phẩm sẽ đảm bảo chất lượng, chủng loại, hình thức mẫu mã theo tiêu chuẩn hoặc các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật, mỹ thuật đang được thịnh hành trên thị trường. Từ đó tìm ra biện pháp thích hợp để đảm bảo sự ăn khớp, đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ tránh được những trục trặc, sai sót có thể xảy ra trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

PHẦN II

Một phần của tài liệu Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty điện tử Hanel . (Trang 27 - 30)