Những mặt hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty điện tử Hanel . (Trang 71 - 76)

III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨ MỞ CÔNG TY ĐIỆN TỬ HANEL.

2. Những mặt hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.

thêm hình thức bán ký gửi tại một số thị trường còn trống. Những biện pháp đó của công ty đã đần phù hợp với thị trường do đó thúc đẩy hoạt động bán hàng, các sản phẩm mang thương hiệu Hanel đã được phần đông thị trường chấp nhận.

Công ty điện tử Hà Nội là một trong những công ty điện tử đầu tiên áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 về thiết kế-sản xuất- kinh doanh-dịch vụ và đã được tổ chức QMS của Úc cấp chứng chỉ có giá trị như một giấy thông hành đảm bảo về chất lượng toàn diện tạo thuận lợi cho công ty kinh doanh trên thị trường.

Thêm vào đó ,công ty điện tử Hanel còn có một số điều kiện thuận lợi do được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước như:

- Vì là một DNNN trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội nên công ty thường xuyên nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của Thành ủy và các bộ ngành Trung Ương.

- Công ty được hưởng các chính sách hỗ trợ như:được ưu đãi miễn giảm thuế xuất nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu và các sản phẩm xuất khẩu của công ty;được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ quỹ hỗ trợ phát triển mà không phải thế chấp tài sản cũng như được hỗ trợ vốn ngân sách,giảm 50% tiền thuê đất đối với các dự án phát triển được duyệt.

- Công ty được phép xuất khẩu hàng hoá theo qui định của Bộ Thương Mại và được Nhà nước trợ giá đối với các mặt hàng điện tử khi công ty cung ứng sản phẩm của mình đến các vùng sâu, vùng xa.

- Bên cạnh đó hiện nay Chính Phủ Việt Nam có 1 số chính sách phát triển và bảo hộ sản xuất trong nước, với mức thuế tính cho nhập khẩu nguyên vật liệu thấp và đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu nguyên chiếc, đây là môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty có thể tận dụng và phát triển.

2. Những mặt hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. ty.

Bên cạnh những mặt mạnh trong công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty còn có nhiều mặt hạn chế, khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế với xu hướng quốc tế hoá ngày càng cao đã đặt các công ty điện tử nói chung và công ty điện tử Hanel nói riêng trước sự cạnh tranh gay gắt không chỉ với các công ty trong nước mà cả với các công ty nước ngoài và thị trường ngày càng được khai thác một cách triệt để hơn.

Công ty Hanel là một công ty lớn và liên tục phát triển, song so với các công ty nước ngoài công ty Hanel có tiềm lực tài chính thấp hơn cộng thêm việc công ty phải nhập nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài, do đó chất lượng sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nguyên vật liệu đó, dẫn tới các sản phẩm mặc dù đã được đổi mới về mẫu mã và chất lượng song vẫn chưa thể được như các công ty nước ngoài.

Một trong những mặt còn hạn chế của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quảng cáo khuyếch trương, mặc dù sản phẩm của công ty đang trong giai đoạn phát triển, chi phí cho hoạt động khuyếch trương chưa cần nhiều song về chất lượng về mức độ nhắc lại của hoạt động này chưa thực sự hợp lý đặc biệt là khi đưa ra thị trường sản phẩm mới. Điểm yếu này là do công ty chưa có quỹ dành cho hoạt động quảng cáo khuyếch trương, cũng không có việc đánh giá hiệu quả của hoạt động này một cách chính xác.

Công tác nghiên cứu thị trường không đưa ra được các thông tin cụ thể về nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của khách hàng cuối cùng trên từng khu vực thị trường từ đó đãn đến việc xác định các chính sách giá cũng như lựa chọn loại trung gian, đại lý trong hệ thống kênh tiêu thụ chưa thực sự phù hợp.Thông tin nghiên cứu thị trường thu thập được chủ yếu là những thông tin về chiến lược quảng cáo của công ty đối thủ cạnh tranh,qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng,qua các trung gian,đại lý... chứ chưa có sự trợ giúp của máy móc hay tổ chức nào do đó thông tin về thị trường không được đầy đủ và thiếu sự chính xác tuyệt đối.

Xác định kênh tiêu thụ sản phẩm, công ty cũng chưa nhằm vào người tiêu dùng cuối cùng, tỷ lệ giữa cửa hàng do công ty quản lý và trung gian phân phối không đủ hợp lý để tạo điều kiện cho công ty quản lý về chất lượng sản phẩm và lấy được những ý kiến của khách hàng cuối cùng.Việc tiêu thụ bao nhiêu sản

phẩm trên các khu vực thị trường là do các trung gian quyết định thông qua các đơn đặt hàng, do đó rất khó kiểm soát và thiếu sự chủ động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bên cạnh đó mức giá đặt ra cho sản phẩm của công ty cũng không hợp lý khi xét tới đặc điểm thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam và đặc điểm sản phẩm của công ty. Bởi vì không phải sản phẩm nào có gía rẻ hơn thì cũng đều có sức cạnh tranh lớn hơn đặc biệt là trên thị trường Việt Nam.Sản phẩm do công ty sản xuất ra là những sản phẩm đối với người Việt nó không chỉ là sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt nó còn là vật tranh trí, tài sản, do đó nó không chỉ cần thiết đến chất lượng và giá rẻ của sản phẩm mà đòi hỏi phải đẹp và sang trọng, mà trong quan điểm của đại đa số người dân Việt Nam đều cho rằng sản phẩm nào càng đắt thì càng sang càng tốt.Do đó việc định giá của công ty theo mức giá thấp là chưa phù hợp.

Tồn tại những hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.

a. Nguyên nhân khách quan:

Những ảnh hưởng khách quan trong nền kinh tế có tính chất dây truyền tác động đến thị trường kinh doanh của công ty làm cho mức tiêu thụ của công ty giảm xuống mà bản thân công ty không thể quyết định được như : biến động về nhu cầu thị trường, lạm phát, thiên tai địch hoạ, cạnh tranh không lành mạnh... đối với những hạn chế này công ty không có cách nào khác là phải nhờ sự trợ giúp can thiệp của nhà nước để giảm thiểu những tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Do nhu cầu sử dụng cầu sử dụng sử dụng các sản phẩm điện tử như tivi, đầu đĩa hình ở nước ta còn thấp mà nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập thấp nên hạn chế khả năng thực hiên nhu cầu của người dân. Chúng ta xem tình hình nhu cầu sử dụng tivi theo nghiên cứu dự báo của Tổng công ty điện tử Tin học Việt Nam cho dưới bảng sau:

Bảng 18: Dự báo nhu cầu tivi đến năm 2005

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Dân số ( triệu dân ) 83,4 84,9 86,5 88 89,6 Số hộ gia đình ( triệu ) 17,3 17,6 17,9 18,2 18,6 Số tivi sử dụng (triệu cáI) 11,7 13,1 14,7 16,3 18,1 Số tivi hỏng cần thay thế

( triệu cái )

0,6 0,7 0,7 0,8 0,8

Số tivi mua mới 0,8 0,9 0,9 1 1

Số tivi cần cung cấp 1,4 1,6 1,6 1,8 1,8

(Nguồn : Dự báo của Tổng Công ty Điện tử Tin học Việt Nam)

Với mức nhu cầu sử dụng tivi của nhân dân tổng cầu về lượng tivi chỉ vào khoảng 1,6-1,8 triệu chiếc cho mỗi năm mà ở nước ta hiện nay có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp tivi với tông công suất trên 3 triệu máy một năm thì với mức nhu cầu đó tổng thể ngành sản xuất lắp ráp tivi chỉ đạt 30-35% do cung vượt quá cầu.Do đó,làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp tivi cạnh tranh rất khốc liệt để giành giật thị trường để tăng khối lượng bán,và công ty điện tử Hanel cũng phải đặt mình vào tình thế cạnh tranh đó nên gây cho công ty nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm của mình.

Thị trường chung của công ty, đặc biệt là thị trường pháp lý cho kinh doanh hiện nay còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, đẫn tới trên thị trường có những sản phẩm nhập lậu làm cho sản phẩm của công ty nói riêng và sản phẩm điện tử của các công ty sản xuất trên thị trường trong nước nói chung gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm .

Công ty cũng không có được sự hỗ trợ nào từ các công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam. Thực tế hoạt động nghiên cứu thị trường trên tầm vĩ mô chưa thực sự được chú trọng, dẫn tới việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thì chủ yếu là các thông tin thô, chồng chéo, chất lượng thông tin không cao điều đó có thể dẫn tới việc hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp không thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Tại các trung tâm tư vấn cho các doanh nghiệp thì phải trả với lệ phí cao mà trình độ năng lực của tổ chức này lại thấp, trình độ tư vấn thấp vì vậy không tạo nhiều thông tin cho

doanh nghiệp. Để hoạt động các doanh nghiệp thường lấy thông tin từ sách báo chuyên ngành. Bên cạnh đó hoạt động tổ chức thị trường chưa tốt không tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, như trong một vài năm qua thị trường còn có những hoạt động độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh gian lận thương mại.

b. Những nguyên nhân chủ quan.

Những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ năng lực công nghệ của công ty còn nhiều hạn chế, cùng với điều kiện về vốn kinh doanh mà nhà nước quy định khiến cho công ty không tự chủ được trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình.

Quyết định về kênh tiêu thụ cũng như giá thành sản phẩm của công ty chỉ được nhìn nhận theo một mặt của thị trường và dựa trên mục tiêu của công ty mà chưa xác định được đặc điểm tiêu dùng của khách hàng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty còn quá lệ thuộc vào các trung gian,thị trường tiêu thụ của công ty lại rộng lớn nên rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó,đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh,nghiên cứu thị trường cũng như xuất nhập khẩu còn hạn chế cả về số lượng và trình độ, kiến thức,năng lực chuyên môn làm ảnh hưởng rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ của công ty.

Ngoài ra ,do chưa có nhà sản xuất phụ kiện một cách đồng bộ nên công ty vẫn phải nhập từ nước ngoài nên bị phụ thuộc vào phía đối tác, gây tốn kém thời gian chi phí cũng như sự chủ động linh hoạt trong khâu cải tiến, sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.

Các hoạt động của marketing chưa được công ty quan tâm chú ý, việc tổ chức nghiên cứu thị trường, quảng cáo xúc tiến chưa tốt, hình thức và phương pháp chưa hiệu quả trong kích thích tiêu thụ.

PHẦN III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY HANEL. MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY HANEL.

Một phần của tài liệu Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty điện tử Hanel . (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w