Thuyết minh quy trình cơng nghệ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng xử lý nước thải và quản lý bùn thải tại một số khu công nghiệp trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp xử lý bùn thải thích hợp (Trang 99 - 102)

g) Bể khử trùng (T07)

3.3.1.2.Thuyết minh quy trình cơng nghệ:

Tồn bộ nhà máy xử lý nước thải Khu cơng nghiệp Lê Minh Xuân được điều khiển bởi thiết bị điều khiển chương trình logic PLC( programmable logic controller) được lắp đặt trong tủ điều khiển chính . Thiết bị này cho phép tái lập chương trình giúp cho việc điều khiển nhà máy linh động hơn . Với pin nguồn gắn bên trong giúp cho thiết bị nhớ những chức năng điều khiển đang hoạt động và tái khởi động hệ thống trong cùng tình trạng khi bị cúp điện trong thời gian ngắn.

Tiền Xử Lý

Mục đích của hệ thống tiền xử lý tách những chất thải rắn cĩ kích thước lớn ra khỏi nước thải và tách dầu ra khỏi nước thải để cân bằng lưu lượng và hàm lượng chất thải trong nước thải.

Bao gồm các giai đoạn sau

Hình 3.23 : Sơ đồ dây chuyền tiền xử lý

Hình 3.24 Máy tách rác Hình 3.25 Hố thu

Nước thải từ các nhà máy trong Khu cơng nghiệp Lê Minh Xuân được dẫn vào nhà máy XLNT theo đường ống tự chảy và đường ống áp lực gom về hố thu (TK-101). Nước thải này sẽ đi qua một giỏ lọc rác” trước khi vào hố thu (TK-101)

Nước thải từ hố thu (TK-101) sẽ được bơm lên máy tách rác dạng trống quay (M-102) bằng 3 máy bơm chìm 120m3/h/máy (PM-101 A-B-C) luân phiên nhau, các bơm này được điều khiển bằng cơng tắc mực nước (TS-101). Nước thải sau khi được tách rác sẽ đi vào bể tách dầu trọng lực (TK-102), dầu nhẹ sẽ nổi lên trên và vớt định kỳ bỏ ra ngồi..Nước thải sau khi được tách dầu sẽ chảy tràn vào bể cân bằng(TK-103)

Bể nâng PH TK-201 Bể keo tụ TK-202 Bể tạo bông TK-203 Bể lắng TK-204 Bể trung hòa TK-205 kết hợp sục khí. Bể cân bằng cĩ nhiệm vụ điều hịa lưu lượng và ổn định chất lượng nước thải đồng thời hạn chế vi sinh kỵ khí phát triển.

Hình 3.26 Bể cân bằng • Xử Lý Hĩa Học

Mục đích cơng đoạn này là loại bỏ các kim loại nặng dưới dạng kết tủa Hyđroxyt trong mơi trường pH cao( pH=9-10 )

Bao gồm các giai đoạn

Hình 3.27 Sơ đồ dây chuyền xử lý hĩa học

Nước thải từ bể cân bằng được bơm qua bể nâng pH ( TK – 201) bằng 2 bơm chìm 80 m3/h/máy (PM 103 A/B). Trên đường ống vào bể cĩ gắn một đồng hồ lưu lượng tư øtính cho biết lưu lượng nước xử lý từng thời điểm và số lũy kế m3 nước thải đi vào hệ thống xử lý với lưu lượng ổn định .

Mơt điện cực pH được gắn ở đây để theo dõi pH của nước thải và điều khiển bơm định lượng châm NaOH 32% và nâng pH nước thải trong khoảng 9.2 –9.7 . Trong điều kiện này, kim loại nặng trong nước thải sẽ chuyển sang dạng Hydroxyt khơng tan .Nước thải sẽ tiếp tục đi vào bể keo tụ (TK –202 ), tại đây PAC (polyAluminium chloride ) được châm vào để giúp keo tụ các Hydroxyt kim loại.

Nước thải tiếp tục đi vào bể tạo bơng ( TK – 203 ), Polymer Anion được châm vào để tiếp tục làm tăng kích thước và trọng lượng bơng cặn.

Hình 3.29 Bể keo tụ tạo bơng

Nước thải sau khi đi qua bể tạo bơng sẽ đi qua bể lắng sơ cấp ( TK –204 ), tại đây các kết tủa sẽ lắng xuống đáy bể. Dưới đáy bể cĩ gắn hệ thống cào bùn và thu gom bùn vào trung tâm của đáy bể hình nĩn và được 2 bơm bùn (PM- 204A/B ) luân phiên định kỳ bơm về bể nén bùn ( TK - 501).

Nước sau khi được lắng xong sẽ đi vào bể trung hịa ( TK -205) , tại đây điện cực pH thứ hai được lắp đặt để theo dõi pH của nước thải và điều khiển bơm định lượng châm NaOH hoặc HCL, điều chỉnh pH của nước thải nằm trong giới hạn pH =7 – 8 trước khi vào bể sinh học.

Sau đĩ nước thải sẽ đi qua bể lắng thứ cấp (TK – 302) giúp cho việc lắng tách bùn hoạt tính .Bùn lắng xuống đáy bể ( TK – 302) phần lớn được bơm tuần hồn về lại bể sục khí và một phần bùn dư sẽ được bơm về bể nén bùn (TK – 501). Nước thải sau khi xử lý theo đường ống trọng lực sẽ chảy tràn về bể khử trùng. Tại đây NaOCl 10%

được bơm vào bể khử trùng làm giảm lượng vi khuẩn ( Coliform…...) trong nước thải. Nước thải sau khi khử trùng đạt tiêu chuẩn sẽ được thải ra kênh .

Xử Lý Sinh Học Và Khử Trùng

Nước thải sau khi qua bể trung hịa ( TK – 205 ) sẽ chảy trọng lực vào bể phân phối ( TK – 206) và chia làm hai dịng chảy tràn vào hai bể sục khí. Tại bể vi sinh hiếu khí (TK – 301 A/B) sẽ cĩ 3 máy thổi khí ( BL – 301 A/B/C ) cơng suất 24 m3/phút, luân phiên thổi khơng khí vào hai bể để cung cấp oxygen cho bùn hoạt tính. Các chụp phân phối khí do Ecology/USA sản xuất giúp nâng cao hiệu quả hịa tan lượng oxygen vào hỗn hợp nước bùn. Quá trình hoạt động với tải lượng chất hữu cơ thấp và thời gian sục khí liên tục kéo dài giúp giảm thiểu lượng bùn phát sinh trong quá trình xử lý .

Hình 3.30 Bể khử trùng Hình 3.31 Các bồn hĩa chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng xử lý nước thải và quản lý bùn thải tại một số khu công nghiệp trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp xử lý bùn thải thích hợp (Trang 99 - 102)