Đổi mới công tác bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân và nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định pdf (Trang 75 - 79)

- Về kinh tế: Được tái lập từ tháng 9 năm 1991, trong những năm đầu bước vào công cuộc đổi mới Hà Tĩnh gặp phải những thách thức vô cùng khó khăn Là một tỉnh

3.3.3. Đổi mới công tác bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân và nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu

kỹ năng hoạt động của đại biểu

* Về công tác bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Đào tạo cán bộ là một công việc gốc của cách mạng” [35, tr.487]. Bởi vậy, chúng ta cần phải quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đại biểu HĐND để họ có đủ năng lực hoạt động vì sự nghiệp cách mạng trong thời đại mới. Bồi dưỡng đại biểu HĐND không phải chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn thực hiện hoạt động chức trách của người đại biểu trong nhiệm kỳ HĐND, mà thực chất còn là vấn đề tạo nguồn nhân lực và tạo động lực nền tảng vững chắc cho sự nghiệp đổi mới hệ thống chính trị cơ sở, là điều kiện góp phần cải cách nền hành chính nhà nước ngày càng tinh gọn, có hiệu quả. Đây là điều kiện không thể thiếu

để nâng lên một bước về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Để giải quyết được vấn đề này, cần có sự tích cực đổi mới từ các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cấp chiến lược và sự phối hợp tổ chức thực hiện của địa phương, các ngành và các Trung tâm thực hiện chức năng bồi dưỡng đại biểu. Mặt khác, công tác bồi dưỡng đại biểu HĐND cần phải đảm bảo một trong các phương diện hợp thành của nền giáo dục là nâng cao nguồn nhân lực của quốc dân nói chung và của bộ máy nhà nước nói riêng, theo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đại biểu HĐND phải tập trung vào cả hai mảng: kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn. Đồng thời cần có sự thay đổi cả về phương thức và nội dung bồi dưỡng.

Về phương thức bồi dưỡng, từ trước đến nay, các lớp bồi dưỡng được tổ chức đại trà. Khối lượng kiến thức cung cấp cho mọi đại biểu như nhau, không có sự phân biệt các đối tượng cụ thể. Vấn đề đặt ra là cần tổ chức các lớp bồi dưỡng có tính chất chuyên sâu. Vì vậy cần phải tổ chức thành các lớp bồi dưỡng riêng cho các đối tượng đại biểu khác nhau. Cụ thể là mở các lớp nghiên cứu riêng cho các đối tượng là thành viên của thường trực HĐND, thành viên của các ban HĐND và các lớp đại trà cho các đối tượng còn lại. Trên nền kiến thức chung dành cho các đối tượng, các đại biểu là thành viên thường trực và các ban của HĐND vừa nắm được những vấn đề chung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu và HĐND, vừa có điều kiện nghiên cứu sâu nhiệm vụ, quyền hạn của thường trực và các ban HĐND. Mặt khác, khi tổ chức các lớp nghiên cứu riêng như vậy sẽ giúp các đại biểu trong thường trực và các ban HĐND của các tỉnh có điều kiện gặp gỡ, thảo luận, trao đổi những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các địa phương, giúp nhau đi sâu tìm hiểu các biện pháp giải quyết các vấn đề đặt ra đối với các bộ phận chức năng này.

Về nội dung chương trình bồi dưỡng cho đại biểu HĐND cấp tỉnh, ngoài các vấn đề đã có trong các tài liệu bồi dưỡng về nhà nước và pháp luật cũng như một số vấn đề có liên quan tới tổ chức và hoạt động của HĐND, cần cung cấp nhiều hơn nữa những nội dung quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của HĐND như vấn đề phân

bổ ngân sách nhà nước, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cấp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ngân sách, đất đai, tổ chức bộ máy, nhân sự cũng như các vấn đề văn hoá, xã hội khác. Đại biểu HĐND tỉnh cũng cần phải hiểu rõ những nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi giải quyết công việc của các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND. Sự hiểu biết về pháp luật trên các lĩnh vực giúp cho đại biểu tham gia có hiệu quả vào việc quyết định các vấn đề của địa phương và thực hiện tốt chức năng giám sát.

Ngoài ra, trong nhiệm kỳ, nếu có những quy định mới của pháp luật liên quan đến hoạt động của HĐND, cần tổ chức cho các đại biểu nghiên cứu kịp thời để cập nhật kiến thức.

* Về vấn đề nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân:

Kỹ năng hoạt động của người đại biểu đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần quyết định chất lượng hoạt động của từng đại biểu cũng như hiệu quả hoạt động của HĐND. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho các đại biểu để họ có thể chủ động trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Phần lớn các đại biểu HĐND tỉnh hoạt động kiêm nhiệm, họ vừa phải làm việc tại đơn vị công tác, vừa thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Bởi vậy nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu là điều kiện cần thiết để người đại biểu có thể sắp xếp thời gian công tác một cách khoa học và tham gia hoạt động đại biểu đạt chất lượng cao nhất. Hoạt đông bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu cần chú ý vào những vấn đề cơ bản sau:

Nâng cao kỹ năng về xây dựng chương trình hoạt động cụ thể của đại biểu. Chương trình hoạt động của các đại biểu được xây dựng theo thời gian sáu tháng, một năm, cả nhiệm kỳ. Dựa trên chương trình hoạt động của HĐND tỉnh, chương trình hoạt động của mỗi đại biểu cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động chuyên môn tại đơn vị công tác với hoạt động của đại biểu HĐND và phải được xây dựng một cách chi tiết. Nội dung chương trình hoạt động của mỗi đại biểu phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại biểu trước cử tri và nhân dân địa phương. Chương trình hoạt động càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì hiệu quả hoạt động của đại biểu càng đạt hiệu quả cao và thiết thực bấy nhiêu.

Về kỹ năng tiếp xúc cử tri: Mỗi đại biểu đều có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp, gồm nhiệm vụ tiếp xúc chính thức và tiếp xúc không chính thức. Cần làm cho các đại biểu có được kỹ năng nắm bắt, khai thác triệt để các thông tin về mọi mặt ở địa phương do cử tri cung cấp, đồng thời có khả năng phân tích, tổng hợp, xử lý các thông tin, từ đó trình bày trước HĐND về các vấn đề bức xúc ở địa phương. Mặt khác, cũng cần bồi dưỡng cho đại biểu kỹ năng trình bày trước cử tri về những vấn đề đặt ra trong kỳ họp của HĐND, để cử tri hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu khi thực hiện các nghị quyết của HĐND về các chủ trương, biện pháp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có như vậy người đại biểu mới có khả năng phối hợp tốt với nhân dân thực hiện thành công các nhiệm vụ HĐND đã đề ra trong nghị quyết.

Về kỹ năng chất vấn: đây là một hình thức hoạt động giám sát của đại biểu HĐND nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước địa phương. Hiệu quả của hoạt động giám sát cũng góp phần bổ trợ cho việc thực hiện chức năng quyết định đạt hiệu quả cao hơn trong thực tế. Để hoạt động chất vấn của đại biểu đạt hiệu quả, cần phải làm cho đại biểu hiểu rõ mục đích, yêu cầu của chất vấn; đại biểu phải hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các đối tượng nằm trong diện bị chất vấn của HĐND. Trong thực hiện chất vấn, đại biểu phải có khả năng chuẩn bị các câu hỏi cần thiết, rõ ràng, nêu các vấn đề cụ thể và phải định được mục đích cuối cùng là xác định trách nhiệm của người bị chất vấn. Để đạt mục tiêu chất vấn, công tác bồi dưỡng phải làm cho các đại biểu có được kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các thông tin có liên quan đến vấn đề đặt ra; kỹ năng đặt các câu hỏi trúng và đúng.

Về kỹ năng tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng: Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những công cụ quan trọng để người đại biểu HĐND có thể tiếp xúc nhanh nhất, rộng nhất với tất cả cử tri. Đại biểu có thể thông qua nhiều phương tiện thông tin với nhiều hình thức khác nhau như: viết báo, phát biểu, trả lời phỏng vấn…để truyền tải những vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của HĐND. Dù thông qua loại phương tiện thông tin nào với hình thức cụ thể nào, khi tiếp xúc với phương tiện thông tin đại chúng, người đại biểu cũng cần phải có sự chuẩn bị một cách kỹ càng, chu đáo, có kế hoạch, có mục đích; phải trình bày một cách

dễ nghe, dễ hiểu và điều quan trọng nhất là phải thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Tuỳ theo yêu cầu của từng loại công việc mà người đại biểu phải biết lựa chọn loại phương tiện thông tin và hình thức truyền tải phù hợp nhất.

Nói tóm lại, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ hoạt động của đại biểu HĐND có vai trò hết sức quan trọng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của HĐND, do đó công tác này cần được tiến hành kịp thời với nội dung, chương trình sát thực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định pdf (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)