Yêu cầu khách quan nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định pdf (Trang 66 - 69)

- Về kinh tế: Được tái lập từ tháng 9 năm 1991, trong những năm đầu bước vào công cuộc đổi mới Hà Tĩnh gặp phải những thách thức vô cùng khó khăn Là một tỉnh

3.1.yêu cầu khách quan nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định

tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, chức năng quyết định là chức năng cơ bản, quan trọng và là chức năng thể hiện rõ nhất tính quyền lực của HĐND tỉnh. Bởi vậy, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu HĐND để góp phần làm cho việc thực hiện chức năng quyết định của HĐND tỉnh ngày càng đạt chất lượng, hiệu quả cao là vấn đề đang được đặt ra một cách cấp bách trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ những yêu cầu có tính khách quan sau:

Một là, do yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân và vì nhân dân:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta là nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong xu thế đổi mới, hội nhập hiện nay, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân…”[12, tr.26]. Điều đó chỉ có được trên cơ sở phát huy quyền dân chủ thực sự của dân và chỉ đảm bảo qua hoạt động thực quyền của người đại biểu dân cử các cấp, trong đó đội ngũ đại biểu HĐND cấp tỉnh giữ vị trí hết sức quan trọng. Mặt khác, một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền là phải có bộ máy nhà nước thật trong sạch, vững mạnh. Trong đó đội ngũ đại biểu HĐND là những tế bào cấu thành bộ máy nhà nước ở địa phương. Tế bào có khoẻ mạnh, phát triển cơ thể mới cường tráng. Hơn nữa, đại biểu HĐND còn là yếu tố quyết định bảo đảm tính nhân dân, tính tập thể trong hoạt động của HĐND. Hiện nay, trong bộ máy nhà nước ta vẫn còn tồn tại nạn tham nhũng và tệ quan liêu, điều này đã làm cho quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị xa rời bản chất, mục tiêu của nhà nước là nhà nước của nhân dân, do

nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhà nước nói chung và đội ngũ đại biểu HĐND nói riêng sẽ góp phần làm giảm bớt các hiện tượng tiêu cực, đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước.

Từ thực trạng năng lực của đại biểu HĐND, với yêu cầu “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [12, tr.26] theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, có thể thấy rằng việc nâng cao năng lực hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp nói chung và đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh nói riêng là một yêu cầu hết sức cấp thiết hiện nay.

Hai là, do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:

Một trong những yêu cầu đối với người cán bộ, công chức nói chung và người đại biểu HĐND nói riêng được đặt ra hiện nay là:

…có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm… [12, tr.293].

Muốn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh hiện nay thì người đại biểu HĐND cần phải được trang bị kiến thức toàn diện về chính trị, pháp lý, quản lý nhà nước, các nghiệp vụ chuyên trách khoa học, kinh tế, xã hội…và cả kỹ năng, phương pháp quản lý. Mặt khác, cần phải được bồi dưỡng nâng cao các kiến thức về khoa học - kỹ thuật trong sử dụng, quản lý và ứng dụng các trang thiết bị theo yêu cầu hiện đại hoá các thao tác, nghiệp vụ trong nhiệm vụ cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. Theo tinh thần đó, Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định:

Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trí tuệ, tâm huyết, năng động, sáng tạo, đủ sức đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ trước yêu

cầu thay đổi cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh [9, tr.102- 103].

Ba là,do yêu cầu nâng cao vai trò quản lý của chính quyền địa phương:

Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước rất quan tâm đến vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của chính quyền địa phương nói riêng. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức hợp lý HĐND…”[11, tr.133]. Văn kiện Đại hội X của Đảng lại tiếp tục khẳng định: “cần bảo đảm tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp”[12, tr.127]. Như vậy công cuộc đổi mới ở nước ta được tiến hành theo hướng tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm cho chính quyền địa phương, đảm bảo phân cấp giữa trung ương và địa phương.

Theo tinh thần trên, việc nâng cao tính chủ động, vai trò quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền địa phương thực sự trong sạch, vững mạnh là một yêu cầu bức thiết. Bởi lẽ, đây là những cơ quan trực tiếp tiếp xúc hàng ngày, hàng giờ với nhân dân, trực tiếp liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Đội ngũ đại biểu HĐND là những người hơn ai hết luôn phải sâu sát với nhân dân. Vì vậy, họ phải không ngừng được đào tạo và tự học tập vươn lên để ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bốn là, do bất cập giữa vị trí, vai trò và chức năng với thực trạng hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND:

HĐND tỉnh được pháp luật hiện hành quy định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng giám sát. Đại biểu HĐND là người được nhân dân địa phương bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và tham gia vào việc quản

lý nhà nước. Với chức năng, nhiệm vụ quan trọng như vậy, song trong thực tế, hoạt động chung của HĐND tỉnh Hà Tĩnh cũng như của các đại biểu trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò, vị trí, quyền hạn của mình trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nhất là trong thực hiện chức năng quyết định. Các nghị quyết do HĐND tỉnh Hà Tĩnh ban hành trong thời gian qua ít nhiều vẫn còn mang tính hình thức, chưa thể hiện được tính dân chủ, chưa thể hiện và phát huy được năng lực trí tuệ tập thể của các đại biểu. Nhiều nghị quyết ban hành không có tính khả thi cao trên thực tế. Điều đó đã làm giảm đi tính quyền lực của cơ quan này.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là chúng ta phải tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng lực hoạt động nói chung và năng lực thực hiện chức năng quyết định của người đại biểu, đảm bảo để họ thực sự là người đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân trong bộ máy nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định pdf (Trang 66 - 69)