vùng đồng bằng ven biển và bán sơn địa. Dân tộc ít người ở Hà Tĩnh không nhiều, phần lớn tập trung ở huyện Hương Sơn, Hương Khê như dân tộc Kyri (Thường gọi là Lào Khe Chè, Lào Đá Gân), dân tộc Mã Liềng ở xã Hương Vĩnh, dân tộc Chứt hay Rục ở bản Rào Tre (xã Hương Liên). Ngoài ra còn có một số dân người Lào phần lớn đã được Việt hoá ở xã Phú Gia huyện Vũ Quang và ở một số xã biên giới huyện Hương Sơn; người Bồ Lô (còn gọi là Ba Lan) sống ở cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu nay đã được Việt hoá. Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ, một số người Trung Quốc ở lại làm ăn, định cư hẳn, mãi sau này trở thành người Việt gốc Hoa.
Dân số ở nông thôn chiếm 89%, dân số ở thành thị là chiếm 11%. Trong đó số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm 52,6%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 22,5%.
Mật độ dân số ở Hà Tĩnh tính đến năm 2006 là 212 người/km2. Mật độ dân số thấp và phân bố không đồng đều, nơi có mật độ dân cư đông nhất là thành phố Hà Tĩnh 2.547 người/km2 và nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện Hương Khê 78 người/km2 [46, tr.16].
Với địa hình phức tạp, dân số không tập trung, trình độ dân trí thấp, đặc biệt là trình độ học vấn của người dân tộc thiểu số đang là vấn đề nan giải trong cơ cấu đại biểu HĐND là người dân tộc thiểu số hiện nay ở Hà Tĩnh. Tỷ lệ tăng dân số vẫn còn khá cao, tỷ lệ trẻ em dưới 60 tháng tuổi suy dinh dưỡng cao chiếm 26,5%. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, sau đại học ít về công tác tại Hà Tĩnh [8, tr.53]. Đây là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cán bộ nói chung cũng như chất lượng của đại biểu HĐND nói riêng.