Nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phải bám sát yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định pdf (Trang 69 - 71)

- Về kinh tế: Được tái lập từ tháng 9 năm 1991, trong những năm đầu bước vào công cuộc đổi mới Hà Tĩnh gặp phải những thách thức vô cùng khó khăn Là một tỉnh

3.2.1. Nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phải bám sát yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong

bám sát yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong giai đoạn hiện nay

Trong báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có đoạn viết: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực” [11, tr.54]. Và trong đó cần chú ý:

Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài [11, tr.54].

Xây dựng đội ngũ đại biểu HĐND trong sạch, có năng lực là một vấn đề rất cơ bản trong quá trình đổi mới bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Bởi vì, với thái độ nghiêm túc và nhìn thẳng vào sự thật thì chúng ta có thể thấy bên cạnh những mặt mạnh của đội

ngũ đại biểu HĐND như: phần lớn đại biểu có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức tốt, có năng lực hoạt động, có vai trò tiên phong, gương mẫu trong công tác…thì vẫn còn không ít các đại biểu thiếu vững vàng về lập trường chính trị, năng lực hoạt động kém; một số đại biểu thoái hoá, biến chất về đạo đức, lợi dụng địa vị để thực hiện các hành vi trục lợi, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu nhân dân…Vì vậy dẫn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, thiếu sót nói trên như Nghị quyết Trung ương III khoá VIII đã chỉ ra, chủ yếu là:

Một mặt, khi đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, trước sự cám giỗ của tiền tài vật chất, những đòn tiến công hiểm độc của các thế lực thù địch, nhiều cán bộ ta đã lơi lỏng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, né tránh tự phê bình và phê bình nên bị chủ nghĩa cá nhân lấn át. Mặt khác, công tác cán bộ của nhiều cấp uỷ và tổ chức đảng bị buông lỏng, yếu kém và có những sai phạm cả về quan điểm và phương pháp [39, tr.21-22].

Để khắc phục tình trạng nêu trên, văn kiện Đại hội X của Đảng đã chỉ ra:

Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức…Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những công chức không xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực [12, tr.128].

Dựa vào những cơ sở trên đây, quan điểm của Đảng bộ Hà Tĩnh trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung cũng như đội ngũ đại biểu HĐND tỉnh trong giai đoạn hiện nay là:

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có tư duy mới về kinh tế, tạo được sự bứt phá và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa tỉnh ta thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo vươn lên giàu mạnh. Phải tạo được một đội ngũ cán bộ vừa đảm đương được nhiệm vụ trước mắt, vừa đảm bảo tính kế thừa liên tục, vững chắc và đoàn kết thống nhất ngày càng cao; chủ động chuẩn bị đủ nguồn để

qua mỗi nhiệm kỳ đổi mới từ 30 - 40% cán bộ lãnh đạo. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và các chức danh công chức phải đảm bảo chuẩn hoá theo quy định [45, tr.9].

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khoá XVI tiếp tục khẳng định:

Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức trong sáng, có trí tuệ, tâm huyết, năng động, sáng tạo, đủ sức đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ trước yêu cầu thay đổi cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt là chuẩn bị một đội ngũ cán bộ và cơ cấu tổ chức để đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo tốt những ngành, lĩnh vực mà Đảng bộ còn ít kinh nghiệm như phát triển đô thị, phát triển các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn, thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm, hội nhập kinh tế quốc tế [9, tr.103].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định pdf (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)