- Về kinh tế: Được tái lập từ tháng 9 năm 1991, trong những năm đầu bước vào công cuộc đổi mới Hà Tĩnh gặp phải những thách thức vô cùng khó khăn Là một tỉnh
2.3. Nguyên nhân yếu kém, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chức năng quyết định của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
chức năng quyết định của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng lực của đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới, cần phải xác định đúng đắn những nguyên nhân hạn chế năng lực của đại biểu HĐND. Qua khảo sát thực tế, có thể nêu ra một số nguyên nhân làm hạn chế năng lực của đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định như sau:
Một là, nhận thức của nhân dân và cả một số đại biểu về vai trò của người đại
biểu nhân dân còn nhiều hạn chế. Một số đại biểu khi được nhân dân tin tưởng giao nhiệm vụ thiêng liêng là người đại diện cho quyền lực của nhân dân vẫn chưa ý thức đúng về trọng trách được nhân dân giao phó. Một số đại biểu mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của người đại biểu nhưng lại có ý thức thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm với nhân dân khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Hai là, cơ cấu tổ chức của HĐND tỉnh Hà Tĩnh và các bộ phận giúp việc chưa
tương xứng yêu cầu khách quan đối với việc thực hiện chức năng quyết định của HĐND cũng như việc tham gia thực hiện chức năng quyết định của từng đại biểu.
Như đã trình bày ở phần lý luận, nội dung thực hiện chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh rất rộng, bao gồm tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng… của địa phương. Để thực hiện tốt chức năng chung và chức quyết định nói riêng, HĐND tỉnh Hà Tĩnh phải lập ra bộ máy hoạt động bao gồm: Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và bộ phận văn phòng giúp việc. Trên cơ sở
Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 và năm 2003, trên tinh thần đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong tiến trình cải cách hành chính, Hà Tĩnh đã từng bước đổi mới nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ 1999 - 2004 (khoá XIV), HĐND tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn hoạt động theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994, vì vậy vẫn tồn tại những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung cũng như việc thực hiện chức năng quyết định của HĐND trong thời gian qua. Đó là cơ cấu, tổ chức của HĐND tỉnh và các bộ phận giúp việc được sắp xếp thiếu hợp lý đã và đang là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng lực của các đại biểu trong thực hiện chức năng quyết định. Cụ thể là:
- Thường trực HĐND tỉnh, với cơ quan là vai trò bảo đảm cho hoạt động của HĐND mang tính liên tục giữa các kỳ họp, có 7 nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 36 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994. Để thực hiện vai trò và nhiệm vụ đó, Luật quy định Thường trực HĐND cấp tỉnh gồm một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch (trong đó một người hoạt động kiêm nhiệm). Như vậy, theo quy định của pháp luật thì giữa vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thường trực HĐND tỉnh là không tương xứng với nhau. Cụ thể là:
+ Vị trí, vai trò của Thường trực HĐND tỉnh rất qua trọng nhưng chỉ là người đôn đốc, nhắc nhở báo cáo, không giữ vai trò quyết định.
+ Quyền hạn, nhiệm vụ của Thường trực HĐND nhiều nhưng về tổ chức lại chỉ có hai người trong khi đó một người lại làm việc kiêm nhiệm nên trong thực tế không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Thường trực HĐND chỉ có hai người mà yêu cầu phải làm việc theo đa số, khi có ý kiến khác nhau rất khó giải quyết.
Những bất cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các thành viên Thường trực. Trong những trường hợp nhất định, năng lực của các thành viên Thường trực không thể được phát huy vì pháp luật không cho phép.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã bổ sung thêm một thành viên cho Thường trực HĐND và quy định cho Thường
trực HĐND có thêm chức năng giám sát và điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban, bước đầu đã có những chuyển biến đáng kể nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, tạo điều kiện để các thành viên Thường trực thể hiện năng lực của mình trong hoạt động.
- Các Ban của HĐND tỉnh Hà Tĩnh: Căn cứ vào Điều 55 Luật Tổ chức HĐND
và UBND năm 2003 và Điều 26 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, nhiệm vụ và quyền hạn của các ban rất lớn và nặng nề, nhưng chỉ có trưởng hoặc phó ban hoạt động chuyên trách, các thành viên còn lại đều hoạt động kiêm nhiệm. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của thành viên các Ban cũng như ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của cả tập thể HĐND.
- Văn phòng giúp việc và đội ngũ chuyên viên giúp việc: Đây là bộ phận giúp nhiều công việc, góp phần rất lớn đến hiệu quả hoạt động của HĐND. Theo quy định tại Điều 53 Quy chế hoạt động của HĐND các cấp quy định: “HĐND các cấp có trụ sở làm việc, có văn phòng giúp việc, tổ chức văn phòng giúp việc HĐND do Chính phủ hướng dẫn”. Nhưng ở Hà Tĩnh cũng như nhiều địa phương trong cả nước, trước đây HĐND và UBND tỉnh chỉ có chung một văn phòng. Như vậy một cơ quan vừa phải tham mưu giúp việc cho UBND để trình HĐND lại vừa tham mưu giúp việc cho HĐND để quyết định các vấn đề do UBND trình sẽ khó có thể khách quan. Hơn nữa, là cơ quan tham mưu, giúp việc cho cả UBND và HĐND, bản thân các chuyên viên cũng không thể đáp ứng nổi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong khi trình độ năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn phòng riêng, được thành lập đến nay đã hơn 12 năm (tách từ văn phòng uỷ ban từ tháng 10 năm 1993), tuy đã có sự độc lập tương đối nhưng vẫn phải chung trụ sở làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội, điều đó ít nhiều vẫn ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Hội đồng. Qua quá trình công tác, đội ngũ cán bộ, chuyên viên tham mưu, giúp việc của Văn phòng không ngừng được bổ sung và tích luỹ nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, bộ phận Văn phòng HĐND tỉnh gồm 13 thành viên, bao gồm: Chánh văn phòng (mới được bổ sung, trước đây do đồng chí uỷ viên thường trực kiêm), phó văn phòng, trưởng, phó phòng tổng hợp, trưởng phòng
hành chính - tổ chức, 4 chuyên viên và 5 cán bộ, nhân viên giúp việc. Tuy nhiên, đội ngũ chuyên viên giúp việc cho HĐND tỉnh vẫn còn thiếu và phần lớn còn yếu cả về trình độ lẫn năng lực. Một số nhân viên là sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, vững về kiến thức lý luận nhưng lại thiếu kiến thức thực tế, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nên hiệu quả làm việc không cao. Thậm chí một số người làm việc trái với chuyên ngành được đào tạo nên không thể phát huy được trình độ chuyên môn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác.
Những tồn tại nêu trên đều là nguyên nhân dẫn đến hoạt động của HĐND tỉnh Hà Tĩnh nói chung và hiệu quả thực hiện chức năng quyết định của các đại biểu còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh nói chung, hiệu quả của việc thực hiện chức năng quyết định nói riêng, kinh nghiệm cho thấy không chỉ trao cho Hội đồng và các đại biểu nhiều quyền hạn mà vấn đề là phải xây dựng cho HĐND tỉnh một cơ cấu tổ chức, một thiết chế làm việc hợp lý, một điều kiện làm việc tốt và một đội ngũ giúp việc có năng lực thì HĐND tỉnh mới có đủ điều kiện để phát huy vị trí, vai trò, quyền hạn của mình.
Ba là, cơ chế bầu cử đại biểu HĐND vẫn còn nhiều bất cập. Một số người dân
chưa ý thức được bầu cử là quyền thiêng liêng của công dân, vì vậy họ thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm, không quan tâm và đôi khi hoạt động đi bầu cử đại biểu HĐND của họ chỉ là việc làm cho qua chuyện. Mặt khác công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ bầu cử còn quá đơn điệu, kém hiệu quả, cơ hội để các ứng cử viên tiếp xúc với cử trong quy trình hiệp thương là rất ít, hoạt động tiếp xúc cử tri đôi khi chỉ mang tính hình thức, chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Bởi vậy thông tin về các ứng cử viên đôi khi không đến được với cử tri hoặc các thông tin đó thiếu chính xác… Vì thế, không ít cử tri đã không bầu đúng đại biểu thực sự có đủ năng lực để đại diện cho quyền lợi của mình.
Bốn là, công tác bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp tỉnh còn nhiều hạn chế. Nội dung, chương trình bồi dưỡng đại biểu còn nghèo nàn, chưa thiết thực, còn thiên về lý luận nhiều hơn mà chưa chú trọng đến bồi dưỡng kỹ năng hoạt động thực tế của người đại biểu. Bởi vậy kỹ năng hoạt động của một số đại biểu còn thấp, chưa ngang tầm với
nhiệm vụ được cử tri và nhân dân địa phương giao cho. Hơn nữa, bản thân một số đại biểu chưa thực sự tự giác học tập rèn luyện và nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Năm là, do điều kiện kinh tế - xã hội Hà Tĩnh còn thấp so với mặt bằng chung
của cả nước, trình độ sản xuất hàng hoá, cơ sở vật chất kỹ thuật của Hà Tĩnh còn kém phát triển, môi trường để đại biểu HĐND học tập, rèn luyện nâng cao trình độ còn nhiều hạn chế. Những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến năng lực của người đại biểu. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các đại biểu còn nhiều thiếu thốn. Các đại biểu không có điều kiện để tiếp nhận đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động của mình. Thể hiện rõ nhất là trong các kỳ họp HĐND, tài liệu báo cáo gửi cho các đại biểu thường chậm so với thời gian họp và thảo luận; các tổ đại biểu chưa tổ chức sinh hoạt đúng định kỳ như quy chế đã định; công tác tiếp dân và tiếp xúc cử tri chưa được tổ chức đầy đủ thường xuyên; trụ sở làm việc của các tổ đại biểu thì địa phương có, địa phương không làm ảnh hưởng tới việc tiếp dân và tiếp xúc cử tri…gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng quyết định của các đại biểu.
Sáu là, chế độ đãi ngộ đối với người đại biểu HĐND chưa thực sự thích đáng,
đời sống của một số đại biểu còn gặp khó khăn, chưa đảm bảo để họ yên tâm với hoạt động của mình. Đa số đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh làm việc kiêm nhiệm nên họ giành thời gian chủ yếu cho công việc chính để hưởng lương theo chuyên môn, còn phụ cấp đại biểu lại quá thấp nên họ không quan tâm nhiều đến nhiệm vụ đại biểu. Thậm chí trong tư tưởng của một số đại biểu, hoạt động đại biểu của họ chỉ là một công việc làm thêm ngoài giờ lao động chính.
Có thể nói rằng, trong thời gian qua hoạt động của HĐND tỉnh Hà Tĩnh nói chung và hoạt động của các đại biểu nói riêng đã góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhưng nhìn chung đội ngũ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh do nhiều nguyên nhân khác nhau đã chưa thực hoạt động đạt hiệu quả như cử tri và nhân dân địa phương mong đợi, hoạt động của các đại biểu chưa đáp ứng được yêu cầu của
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh. Để đảm bảo hiệu lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Hà Tĩnh, chúng ta cần phải đánh giá một cách trung thực, chính xác năng lực của các đại biểu, tìm ra các nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế năng lực hoạt động của đại biểu, từ đó có cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh trong thời gian tới.
Chương 3
Một số giảI pháp nhằm nâng cao năng lực của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh trong tham gia
thực hiện chức năng quyết định