Kiến nghị cụ thể

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 53 - 59)

2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trùng

2.2. Kiến nghị cụ thể

- Thứ nhất: về việc có hay không đặt ra vấn đề bảo hiểm trùng đối với đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự, và quy định như thế nào? Hiện nay Luật Kinh doanh bảo hiểm chưa quy định, vấn đề này chỉ mới được đề cập ở Điều 9 Quyết định số 23/QĐ-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Về mặt lý luận thì ngoài hợp đồng bảo hiểm con người không đặt ra vấn đề bảo hiểm trùng vì một lẽ giá trị tính mạng con người không thể nào tính toán bằng tiền được và khi có thiệt hại tính mạng xảy ra thì không thể khắc phục được. Do vậy việc tham gia hợp đồng bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bao nhiêu là do bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm tự thoả thuận các bên không bị giới hạn số tiền bảo hiểm. Pháp luật không đặt ra quy định bảo hiểm trên giá trị hay bảo hiểm trùng với hợp đồng bảo hiểm con người là vì vậy. Thế nhưng trong hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì giá trị của đối tượng được bảo hiểm lại có thể xác định được và khi thiệt hại xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể khắc phục được. Bên cạnh đó theo nguyên tắc cấm thu nhập không chính đáng thì người

tham gia bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, hợp đồng bảo hiểm trên giá trị để trục lợi.Vì vậy theo ý kiến của chúng tôi như đã trình bày ở trên thì pháp luật cần đặt ra vấn đề hợp đồng bảo hiểm trùng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Và Luật Kinh doanh bảo hiểm nên quy định vấn đề này theo cách quy định tại Điều 44 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

-.Thứ hai: về hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị hiện nay pháp luật chỉ mới quy định về nguyên tắc bồi thường mà chưa quy định vấn đề xử lý phần phí bảo hiểm vượt quá giá trị của tài sản theo giá thị trường tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết. Nếu trường hợp một doanh nghiệp nhận bảo hiểm trên giá trị thì không có vấn đề gì phải bàn cãi bởi lẽ doanh nghiệp bảo hiểm này sẽ phải hoàn lại phần phí bảo hiểm vượt quá áp dụng với giá trị vượt quá của tài sản là xong. Nhưng trong hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị thì doanh nghiệp nào sẽ phải hoàn trả phần phí bảo hiểm vượt quá ? Và các doanh nghiệp sẽ phải hoàn trả số phí bảo hiểm vượt quá là bao nhiêu? vẫn là một vấn đề cần được làm rõ. Lợi ích mà các doanh nghiệp bảo hiểm hướng tới khi giao kết hợp đồng bảo hiểm là khoản phí bảo hiểm. Nhưng gắn với lợi ích là nghĩa vụ, khi đã nhận phí bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tổn thất thuộc sự kiện bảo hiểm xảy ra. Theo tâm lý chung thì các doanh nghiệp nhận bảo hiểm trùng trên giá trị khi sự kiện bảo hiểm xảy ra các doanh nghiệp nhận bảo hiểm sau khi các doanh nghiệp khác đã nhận bảo hiểm với mức phí bằng với giá trị của tài sản theo giá thị trường tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết, muốn hoàn lại số phí bảo hiểm để rũ bỏ trách nhiệm bồi thường. Như vậy ta thấy cách xử sự như trên của các doanh nghiệp bảo hiểm sau sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận bảo hiểm trước và cách xử sự này cũng tỏ ra thiếu công bằng trong trách nhiệm bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm trùng. Do vậy về hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị luật cần bổ sung quy định theo hướng ''Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị, nếu chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiệm sau khi các doanh nghiệp khác đã nhận bảo hiểm và tổng mức bảo hiểm đó đã bằng giá thị

trường của tài sản được bảo hiểm phải trả toàn bộ phí bảo hiểm đã nhận. Nếu khi sự kiện này đã xảy ra thì mỗi doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả phần phí bảo hiểm vượt quá theo tỷ lệ mà mình đã nhận và bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 44 luật này"

- Thứ ba: về quy định ở khoản tại Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 "Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm."

Theo quy định trên thì khi xác định được người tham gia bảo hiểm trùng trên giá trị có lỗi vô ý thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại số phí bảo hiểm vượt quá. vậy nếu không xác định được lỗi của bên mua bảo hiểm hay xác định được bên mua bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị với lỗi cố ý thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt quá hay không ? Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền được giữ lại số phí bảo hiểm vượt quá hay không ? Để xác định được lỗi cố ý hay vô ý trong trường hợp này là rất khó khăn, mặt khác ưu thế luôn thuộc về phía doanh nghiệp bảo hiểm. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị có thể là người tham gia bảo hiểm do thiếu hiểu biết hoặc do nhầm lẫn như định giá tài sản không chính xác nên để bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và để các bên chủ thể có cách xử sự chung thì theo chúng tôi quy định ở Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm cần sửa đổi bổ sung theo hướng "Trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi của bên tham gia bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm phí bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản đã được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không quá giá trị tài sản được bảo hiểm.

Quy định này cũng được áp dụng với hợp đồng bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản và trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự "

KẾT LUẬN

Bảo hiểm dân sự là một vấn đề còn mới mẻ ở việt Nam hiện nay. Các công trình nghiên cứu về nó vẫn còn hạn chế .Việc tiếp tục tìm tòi nghiên cứu thêm về vấn đề này để góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm, qua đó tác động vào thị trường bảo hiểm để nó ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho đời sống kinh tế xã hội của đất nước là cần thiết.Trong phạm vi của một khoá luận tốt nghiệp với khả năng còn hạn chế tài liệu có hạn và sự hiểu biết trải nghiệm về Luật Kinh doanh bảo hiểm chưa nhiều, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng bảo hiểm trùng:

- Để nghiên cứu được các vấn đề về hợp đồng bảo hiểm trùng, ở chương 1 khoá luận đã nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm dân sự trên các khía cạnh, khái niệm, đặc điểm, phân loại.

- Trong chương 2 khoá luận đi vào nghiên cứu các vấn đề về hợp đồng bảo hiểm trùng: khái niệm, đặc điểm các trường hợp bảo hiểm trùng, nội dung của hợp đồng bảo hiểm trùng qua đó khoá luận đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trùng, khoá luận đã nêu và phân tích ba trường hợp hợp đồng bảo hiểm trùng: bảo hiểm trùng trên giá trị, bảo hiểm trùng dưới giá trị, bảo hiểm trùng bằng giá trị; khoá luận cũng đã nghiên cứu trình bày các vấn đề cơ bản trong nội dung hợp đồng bảo hiểm trùng đó là đối tượng bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm, định mức tài chính, điều kiện bảo hiểm mức phí bảo hiểm và quyền nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trùng.

- Ở chương 3 khoá luận trình bày thực trạng về hợp đồng bảo hiểm trùng, trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn ở chương 1 và chương 2 khoá luận đã chỉ ra các vấn đề cần giải quyết trong quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trùng và đưa ra một số hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Tóm lại hợp đồng bảo hiểm trùng là vấn đề không còn quá mới mẻ nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu kỹ lưỡng. Nó vẫn là một vấn đề phức tạp cần nghiên cứu thêm.Với khả năng có hạn của một sinh viên chắc chắn những

nghiên cứu trong khoá luận này còn nông cạn và nhiều khiếm khuyết. Rất mong được các thầy giáo, cô giáo góp ý thêm giúp em hoàn thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w