Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trùng

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 28)

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trùng là tổng hợp quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm và các bên trong quan hệ bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đó được xác định thông qua các vấn đề sau:

3.1. Đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng

Bên tham gia bảo hiểm bao giờ cũng nhằm tới mục đích là được bên bảo hiểm khắc phục tổn thất tài chính khi xảy ra rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm của mình. Như phần đầu đã phân tích đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng chỉ có thể là tài sản và/hoặc trách nhiệm dân sự, ta sẽ xem xét từng loại đối tượng cụ thể sau:

- Thứ nhất: Đối tượng được bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm trùng là tài sản.

Theo pháp luật thì tài sản được bảo hiểm bao gồm "vật có thực, tiền, giấy

tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản".6 Thế nhưng với nguyên tắc người

mua bảo hiểm cho một tài sản phải là người có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với tài sản đó, đồng thời tính chất giá trị của tài sản được bảo hiểm là căn cứ để xác định phí bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bồi thường. Chính vì thế tài sản là đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Nếu tài sản là một vật thì vật đó phải thuộc sở hữu của người tham gia bảo hiểm, đồng thời phải là vật có thực, tức là nó phải hiện có tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết. Bởi vì chỉ xác định được mức phí bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm trùng khi căn cứ vào tính chất, đặc tính và giá trị của vật được bảo hiểm.

+ Nếu tài sản là tiền thì tiền đó phải đang có giá trị lưu hành và được phép lưu hành theo quy định của pháp luật, nếu là giấy tờ có giá thì giấy tờ đó phải trị giá được thành tiền nó phải do một cơ quan phát hành theo một trình tự thủ tục luật định và phải được phép tiến hành lưu thông dân sự.

+ Nếu tài sản là một quyền về tài sản thì quyền đó phải được trị giá thành tiền và phải được phép lưu thông dân sự.

Từng loại tài sản là đối tượng của hợp bảo hiểm trùng phải được lặp lại trong các hợp đồng bảo hiểm, tức là trong hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm này anh tham gia mua bảo hiểm cho tài sản là một kho hàng thì trong hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm kia anh cũng tham gia mua bảo hiểm cho kho hàng đó, với cùng điều kiện, sự kiện bảo hiểm.

-Thứ hai: Đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng là trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm dân sự là một khái niệm có nội hàm rộng lớn nó bao gồm trách nhiệm công khai xin lỗi, đăng bài cải chính, bồi thường thiệt hại cho người

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w