+ Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm.
"Trong trường hợp gây ra tổn thất, người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có quy
định khác".12 Qua quy định trên ta thấy về nguyên tắc chung thì người tham gia
bảo hiểm không được từ bỏ đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên đối với một số hợp đồng bảo hiểm tài sản pháp luật có quy định riêng về quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm được thực hiện quyền này trong trường hợp đối tượng của hợp đồng bảo hiểm là tài sản có nguy cơ không tránh khỏi tổn thất toàn bộ hoặc chi phí sửa chữa, khắc phục sẽ cao hơn so với giá trị của tài sản bảo hiểm. Trong các văn bản về pháp luật bảo hiểm đã có quy định về một số trường hợp mà trong đó người tham gia bảo hiểm có quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm. Ví dụ theo quy định tại Điều 12 Quyết định 128/1999/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính quy định như sau "...khi tàu thuyền đã bị hư hỏng mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ hoặc toàn bộ chi phí sửa chữa, phục hồi, chi phí trục vớt, cứu hộ và các chi phí khác vượt quá giá trị bảo hiểm thì được phép từ bỏ tàu thuyền. Trong trường hợp này nếu người tham gia bảo hiểm từ bỏ tàu thuyền phải làm giấy từ bỏ tàu thuyền cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu việc từ bỏ không được chấp nhận doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường phần tổn thất bộ phận được bảo hiểm".
Tuy nhiên ngay cả khi pháp luật đã quy định thì việc tuyên bỏ đối tượng bảo hiểm phải được bên bảo hiểm đồng ý và theo đó, bên bảo hiểm mới thực hiện việc bồi thường toàn bộ tổn thất ước tính. Trong trường hợp bên bảo hiểm chấp nhận việc tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và đã bồi thường thiệt hại cho bên được bảo hiểm nhưng sau đó tài sản là đối tượng bảo hiểm thoát khỏi hiểm hoạ thì bên bảo hiểm có quyền sở hữu tài sản đó.
Ngoài ra bên mua bảo hiểm còn có các quyền : Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện điều khoản bảo hiểm; Yêu cầu doanh nghiệp bảo