Xem một số điều cần biết về kinh doanh bảo hiểm GSTS Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh nxb thống kê năm

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 36)

được bảo hiểm có thể là quyền lợi về sở hữu, tức là quyền lợi phát sinh từ mối quan hệ có lợi ích thuộc quyền sở hữu; Có thể là quyền lợi sử dụng, tức là quyền lợi phát sinh từ mối quan hệ có lợi ích chiếm hữu sử dụng quản lý tài sản; Cũng có thể là quyền lợi phát sinh từ mối quan hệ có lợi ích trong trường hợp phải chịu trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn rủi ro. Ví dụ như người bảo quản phải chịu trách nhiệm về thiệt hại tài sản nên mới có lợi ích bảo hiểm đối với những tài sản do họ bảo quản.

- Đối tượng được bảo hiểm phải trong tình trạng bình thường.

Thuật ngữ "tình trạng bình thường" rất khó xác định. Thế nhưng qua thuật ngữ này ta có thể hiểu được rằng chỉ có thể bảo hiểm được những gì mà thiệt hại đối với nó không phải là một điều chắc chắn sẽ xảy ra. Ví dụ các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thể bảo hiểm cho một chiếc xe ô tô nếu biết chắc nó sẽ bị hư hỏng trong thời gian bảo hiểm, hay nó không còn đủ điều kiện hoạt động bình thường nữa.

Điều kiện bảo hiểm của các hợp đồng trong hợp đồng bảo hiểm trùng là như nhau. Như vậy khi một rủi ro xảy ra được xem là một sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm này thì nó cũng được xem là sự kiện bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm khác.

3.5. Mức phí và số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng

Mức phí bảo hiểm là khung giá xác định cho một sản phẩm bảo hiểm nhất định được xác đinh theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá trị của tài sản được bảo hiểm trên cơ sở dựa vào các yếu tố được gọi là mức độ rủi ro hoặc theo mức trách nhiệm mà pháp luật quy định. Ví dụ như mức phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới được xác định dựa vào loại xe, môi trường hoạt động của xe, chất lượng của xe, tính năng sử dụng của xe. Mức phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới là các hạn mức tối thiểu mà pháp luật quy định đối với từng loại xe.

Phí bảo hiểm là khoản chi phí của người tham gia bảo hiểm đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm để trả cho việc doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm

đảm bảo bằng hình thức bảo hiểm theo sự thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm. Do đó phí bảo hiểm là khoản tiền của người tham gia bảo hiểm chi ra để đổi lấy trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong các hợp đồng bảo hiểm trùng thì mức phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố như: Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Và các yếu tố này cũng là căn cứ để xác định số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm là nguồn tài chính được người tham gia bảo hiểm đóng góp vào quỹ chung để chia sẻ rủi ro và là sự phản ánh về tần suất của hiểm hoạ mà người tham gia bảo hiểm mang đến cho quỹ chung đó.

Từ trên ta thấy phí bảo hiểm là số tiền cụ thể được tính theo công thức mức phí bảo hiểm nhân với giá trị được bảo hiểm.

Như đã trình bày ở chương II mức phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng có thể bằng nhau hoặc có thể khác nhau giữa các hợp đồng bảo hiểm trong bảo hiểm trùng. Nó phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng tham gia bảo hiểm.

- Số tiền bảo hiểm là phạm vi định mức tài chính mà theo đó bên nhận bảo hiểm phải chi trả tiền bồi thường thiệt hại. Số tiền này là do bên mua bảo hiểm đăng ký để bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm trên cơ sở phải nộp một mức phí tương ứng cho bên bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là sự phản ánh về mức độ của tổn thất, là giới hạn trong một phạm vi cụ thể của số tiền bồi thường. Dù thiệt hại thực tế có xảy ra bao nhiêu đi nữa thì mức bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm tối đa cũng chỉ bằng số tiền bảo hiểm đã được các bên thoả thuận trong hợp đồng.

Trong hợp đồng bảo hiểm trùng số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên giá trị của tài sản được bảo hiểm, hoặc dựa vào mức trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba. Trong từng hợp đồng bảo hiểm với từng doanh nghiệp bảo hiểm số tiền bảo hiểm luôn luôn bằng hoặc thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Thế nhưng tổng số tiền bảo hiểm mà bên tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm có thể bằng hoặc cao hơn giá trị của tài sản. Trong trường hợp

tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các doanh nghệp bảo hiểm lớn hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm hợp đồng được bảo hiểm thì phần số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị của tài sản đó không có hiệu lực. Tức là các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ phải bồi thường số tiền bảo hiểm tối đa bằng giá trị tài sản được bảo hiểm.

3.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm trùng

Hợp đồng bảo hiểm trùng là hợp đồng có tính chất song vụ, tức là quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trùng do các bên thoả thuận xây dựng nên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm dựa trên quy định của Bộ luật dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiểm và văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó còn dựa vào các quy tắc bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm ban hành. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong từng hợp đồng bảo hiểm được thể hiện như sau:

a. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm9 .

- Thứ nhất: quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Phí bảo hiểm là nguồn hình thành quỹ bảo hiểm của cộng đồng người tham gia bảo hiểm. Việc khắc phục tổn thất tài chính, chi trả bảo hiểm cho người được bảo hiểm được thực hiện thông qua nguồn quỹ trên. Doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp này đóng vai trò như là người trung gian để tập hợp quản lý và làm cho quỹ tài chính trên sinh lợi để đảm bảo cho việc chi trả bảo hiểm và cũng đảm bảo thu nhập cho doanh nghiệp mình. Khi giao kết một hợp đồng bảo hiểm bên tham gia bảo hiểm hướng tới lợi ích đó là được doanh nghiệp bảo hiểm khắc phục tổn thất tài chính cho mình, còn doanh nghiệp bảo hiểm hướng tới khoản phí bảo hiểm mà người mua bảo hiểm sẽ nộp cho mình. Việc thu phí bảo hiểm bao nhiêu, thu một lần hay thu theo định kỳ, thu bằng phương thức nộp trực tiếp hay thu bằng phương thức chuyển khoản...là do bên doanh nghiệp bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w