Xem Điều 604 Bộ luật dân sự năm

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 33)

trong phạm vi bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết và là một nội dung không thể thiếu trong hợp đồng bảo hiểm trùng vì nó là căn cứ để xác định bên bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại hay không. Một sự kiện khi xảy ra đáp ứng được các yêu cầu sau thì nó được coi là sự kiện bảo hiểm :

- Sự kiện đó phải là một sự kiện khách quan.

Tính khách quan của một sự kiện bảo hiểm đòi hỏi sự kiện bảo hiểm đó phải là một rủi ro dẫn đến một tổn thất bất thường nằm ngoài ý chí chủ quan của các bên tham gia bảo hiểm hoặc bên bảo hiểm. Các bên không thể biết thiết thiệt hại có thể xảy ra hay không và thiệt hại là bao nhiêu khi giao kết hợp đồng. Như thế một thiệt hại xảy ra trước hoặc trùng với thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì cũng không được coi là sự kiện bảo hiểm.

- Sự kiện bảo hiểm đó phải là sự kiện nằm trong phạm vi bảo hiểm.

Theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được tiến hành bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đó được phép kinh doanh theo giấy phép chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm do bộ tài chính cấp. Và khi khai thác bảo hiểm, các doanh nghiệp này phải đăng ký các quy tắc điều khoản, biểu phí, đối với các sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành hoạt động bảo hiểm. Trong đó phần phạm vi bảo hiểm phải liệt kê các rủi ro được coi là sự kiện bảo hiểm. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm một nghiệp vụ bảo hiểm thường chỉ nhận bảo hiểm cho một số rủi ro do một số nguyên nhân gây ra. Ví dụ: trong bảo hiểm vật chất đối với xe cơ giới thì rủi ro được bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm chỉ là giới hạn bao gồm các nguyên nhân do tai nạn gây ra, nên doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường khi xe cơ giới bị thiệt hại do tai nạn. Nhưng nếu khách hàng tham gia bảo hiểm trộm cướp thì thiệt hại do bị mất trộm hoặc bị cướp sẽ thuộc sự kiện bảo hiểm và sẽ được bồi thường.

- Sự kiện đó phải xảy ra trong thời hạn bảo hiểm.

Trong thời hạn của hợp đồng bảo hiểm nếu có thiệt hại xảy ra từ sự kiện bảo hiểm thì các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm

trùng phải có trách nhiệm bồi thường cho người tham gia bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng đồng nhất với thời gian có hiệu lực do đó các thiệt hại do rủi ro bất thường gây ra đã được các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm xảy ra bất kể thời điểm nào khi hợp đồng đang có hiệu lực thì bên bảo hiểm cũng phải bồi thường.

Trong hợp đồng bảo hiểm trùng thì sự kiện bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm đều giống nhau, vì thế khi một sự kiện bảo hiểm xảy ra thì các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm đều phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

3.3. Định mức tài chính trong hợp đồng bảo hiểm trùng

Hợp đồng bảo hiểm là một phương tiện pháp lý để qua đó bên mua bảo hiểm chuyển dịch rủi ro cho bên nhận bảo hiểm. Thông qua thoả thuận bên mua bảo hiểm phải đóng một khoản phí bảo hiểm nhất định cho bên bảo hiểm và bên bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt tài chính cho các tổn thất của bên bảo hiểm. Bản thân bảo hiểm không loại trừ được rủi ro nhưng thông qua nó có thể bảo đảm về việc khắc phục các tổn thất tài chính có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm. Chính vì rủi ro về mặt tài chính có thể được lượng hoá thành tiền nên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải hình dung được khi tổn thất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm mình sẽ được bồi thường một lượng tài chính là bao nhiêu từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Và ngược lại phía doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải xác định được lượng tài chính mà mình phải bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra dẫn đến tổn thất bất thường cho bên được bảo hiểm. Như vậy xác định được định mức tài chính là một trong những nội dung quan trọng của hợp đồng bảo hiểm để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trong hợp đồng bảo hiểm trùng do đối tượng bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân sự nên định mức tài chính phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như phạm vi bảo hiểm, giá trị được bảo hiểm, giá trị thiệt hại thực tế...trong khi đó thiệt hại và giá trị của thiệt hại thực tế vẫn còn là một ẩn số đối với các bên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Do đó định mức tài chính trong trong các hợp đồng bảo hiểm trùng chỉ là việc xác định khung tài chính mà trong phạm vi của khung

đó, bên bảo hiểm phải bồi thường theo thiệt hại thực tế đã xảy ra. Hay nói cách khác định mức tài chính trong các hợp đồng bảo hiểm trùng là việc xác định trước mức trách nhiệm bảo hiểm.

Mức trách nhiệm bảo hiểm trong từng hợp đồng của bảo hiểm trùng nó chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị của tài sản là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm theo giá thị trường tại thời điểm giao kết. Tức là nó có thể thấp hơn hoặc bằng với giá trị của tài sản bảo hiểm, nó không được cao hơn giá trị của tài sản là đối tượng được bảo hiểm tính theo giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Nhưng tổng mức trách nhiệm bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng lại có thể cao hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Tuy nhiên theo nguyên tắc cấm thu nhập không chính đáng từ bảo hiểm thì phần mức trách nhiệm bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản bảo hiểm tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết sẽ không có giá trị, còn phần trách nhiệm bảo hiểm trong phạm vi giá trị của tài sản nói trên vẫn phát sinh hiệu lực bình thường.

3.4. Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng

Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng là các điều kiện được xác định trong các hợp đồng bảo hiểm hoặc đã được xác định trước, theo đó người mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm của mình chỉ được bảo hiểm khi đã đáp ứng được các điều kiện đó. Điều kiện bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm là đều như nhau. Các điều kiện bảo hiểm đó phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Người tham gia bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo đối tượng bảo hiểm.

Theo nguyên tắc "lợi ích bảo hiểm"8 trong hợp đồng bảo hiểm thì thì

nguời tham gia bảo hiểm phải có một mối liên hệ nhất định đối với đối tượng được bảo hiểm và đã được pháp luật công nhận. Xét về mối quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm với tài sản, quyền lợi có thể được bảo hiểm theo đối tượng

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w