Xem Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 39)

bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm trùng thường thu phí bảo hiểm một lần và bằng phương thức nộp trực tiếp.

+ Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm thuộc hợp đồng may rủi. Điều đó có nghĩa là khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết doanh nghiệp bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm không thể biết chắc rủi ro có xảy ra hay không và cũng không biết được thiệt hại có xảy ra với đối tượng được bảo hiểm hay không. Trong trường hợp rủi ro không xảy ra thì người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí nhưng lại không được nhận một khoản tiền bồi thường nào từ doanh gnhiệp bảo hiểm. Trái lại nếu rủi ro xảy ra cho đối tượng bảo hiểm và gây tổn thất thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm. doanh nghiệp bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho một tổn thất không chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai chứ không bảo hiểm cho một rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên tham gia bảo hiểm cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Các thông tin đó có thể là các thông tin về tình trạng, đặc điểm của đối tượng được bảo hiểm, thông tin về đối tượng được bảo hiểm trong quá trình hợp đồng bảo hiểm được thực hiện, thông tin về sự kiện bảo hiểm khi nó xảy ra...

+ Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hay không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trung thực liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm cho bên doanh nghiệp bảo hiểm. Khi có sự thay đổi các yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm theo hướng tăng lên thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm. Nếu bên tham gia bảo hiểm không đồng ý tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ

thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên tham gia bảo hiểm không thực hiện các biện pháp an toàn cho đối tượng được bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Khi rủi ro dẫn đến tổn thất trong phạm vi bảo hiểm thuộc sự kiện bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm. Trong trường hợp rủi ro xảy ra nhưng không thuộc phạm vi, không thuộc sự kiện bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều kiện loại trừ trách nhiệm bảo hiểm có thể do các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc có thể các bên không thoả thuận trong hợp đồng nhưng lại được pháp luật quy định, khi rủi ro xảy ra nhưng lại thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm.

+ Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất.

Người tham gia bảo hiểm phải thực hiện các quy đinh về an toàn cho đối tượng được bảo hiểm. Ví dụ thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy...và doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng được bảo hiểm, khuyến nghị, yêu cầu bên tham gia bảo hiểm áp dụng các biện pháp để đề phòng, hạn chế tổn thất. Nếu bên tham gia bảo hiểm không thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

+ Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự.

Trong trường hợp người thứ ba gây thiệt hại đối với tài sản và trách nhiệm dân sự cho người tham gia bảo hiểm thì theo yêu cầu của người tham gia

bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người tham gia bảo hiểm chuyển cho mình giấy tờ tài liệu chứng minh việc gây thiệt hại là do lỗi của người thứ ba để thực hiện yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà mình đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Ngoài các quyền trên doanh nghiệp bảo hiểm còn có các quyền khác do pháp luật quy định.

- Thứ hai: nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Giải thích cho bên mua bảo hiểm các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.

Như chúng ta đã rõ hợp đồng bảo hiểm thường có nội dung rất phức tạp, có nhiều thuật ngữ mang tính kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ. Chính vì vậy người tham gia bảo hiểm không phải bao giờ cũng hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Để đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm và tránh tình trạng xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm để họ hiểu rõ khi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

+ Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Hình thức của hợp đồng bảo hiểm là phương tiện thể hiện và ghi nhận sự

thoả thuận cam kết giữa các bên. Theo quy định của pháp luật 10"hợp đồng bảo

hiểm phải được lập thành văn bản" và "giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng . Do vậy do doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi cho bên mua bảo hiểm.

+ Bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w