Xem Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 30)

đã bị hành vi trái pháp luật của chủ thể vi phạm gây ra, xâm hại tới uy tín, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của họ. Mỗi một khi các chủ thể thực hiện các hành vi xử sự của mình phải tuân theo các quy tắc chung của ngành luật dân sự là: bảo đảm các quyền và lợi ích của các chủ thể khác. Chính vì thế khi xử sự của một chủ thể làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác thì xử sự đó bị coi là trái pháp luật dân sự. Và khi đó người có quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác áp dụng trách nhiệm dân sự để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình và khi trách nhiệm dân sự được áp dụng thì người có hành vi xử sự trái với pháp luật dân sự phải gánh chịu một số hậu quả pháp lý bất lợi.

Có thể hiểu trách nhiệm dân sự là sự quy định của pháp luật dân sự về hậu quả pháp lý bất lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn áp dụng buộc người có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải gánh chịu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị vi phạm.

Trách nhiệm dân sự có hai loại là trách nhiệm dân sự mang tính tài sản (bồi thường thiệt hại) và trách nhiệm dân sự không mang tính tài sản (công khai xin lỗi, đăng bài cải chính). Thế nhưng trong hợp đồng bảo hiểm trùng đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng với trách nhiệm bồi thường mà thôi. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc một người phải bằng tài sản của mình để gánh chịu việc bù đắp tổn thất vật chất và tổn thất tinh thần do hành vi của mình gây ra đối với người khác. Khi một chủ thể có hành vi gây hại cho chủ thể khác thì họ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại có thể là do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ từ một hợp đồng mà người đó đang tham gia, có thể là hành vi vi phạm pháp luật mà hoàn toàn không liên quan đến hợp đồng. Vì thế pháp luật dân sự chia trách nhiệm bồi thường thiệt hại thành hai loại sau:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: đây là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các bên đang có một quan hệ nghĩa vụ đối với nhau, trong đó bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Đây là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ, trong đó người có hành vi trái với quy định của pháp luật mà gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Theo quy định của luật dân sự thì "người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, uy tín danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại"7

Qua trên ta thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của luật dân sự nhằm buộc người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khoẻ, tính mạng, uy tín, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

Trong hợp đồng bảo hiểm trùng các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ nhận trách nhiệm bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, và chỉ bảo hiểm các thiệt hại do lỗi vô ý gây ra.

3.2. Sự kiện bảo hiểm

Quan hệ bảo hiểm được xác lập kể từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm được xác lập, nhưng do hợp đồng bảo hiểm trùng là hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự có điều kiện nên bên bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Qua đó ta thấy sự kiện bảo hiểm chính là điều kiện thực hiện nghĩa vụ của bên bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng. Theo quy định tại Điều 571 Bộ luật dân sự 2005 thì "sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm..." theo như quy định tại điều luật trên thì một sự kiện xảy ra trong thực tế chỉ được coi là sự kiện bảo hiểm nếu nó là sự kiện khách quan đồng thời khi sự kiện đó xảy ra đã gây ra một thiệt hại, tổn thất trong thực tế. Mặt khác bên bảo hiểm chỉ phải trả tiền bồi thường khi tổn thất xảy ra trong phạm vi đã được các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định và trong thời gian còn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là các dự liệu nằm

Một phần của tài liệu Hợp đồng bảo hiểm trùng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w