của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Cũng trong bối cảnh tương tự như BOC, Sacombank, ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và mạng lưới chi nhánh lớn nhất Việt Nam hiện nay, đã từng xây dựng một chiến lược thúc đẩy tăng trưởng dựa vào nguồn lực nước ngoài từ những năm 2001 và là ngân hàng tiên phong tại Việt Nam có chiến lược
tận dụng tối đa nguồn lực nước ngoài để đón đầu quá trình hội nhập của hệ thống tài chính Việt Nam.
Vào thời điểm 2001, với tổng tích sản 3.100 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 2.326 tỷ, vốn huy động 2,852 tỷ, vốn điều lệ 190 tỷ, thấp hơn nhiều so với ACB và Eximbank, Sacombank được nhìn nhận như là một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, với chiến lược tiên phong bán cổ phiếu cho các ngân hàng, định chế tài chính nước ngoài để tăng vốn điều lệ Sacombank đã có những bước phát triển rất ấn tượng trong nhiều năm qua. Hành động cụ thể của chiến lược thu hút nguồn lực nước ngoài của Sacombank bắt đầu từ tiếp nhận vốn từ Công Ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) để nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ vào năm 2002, đẩy mạnh việc tái cấu trúc mô hình quản trị, mạnh dạn đưa các chuyên gia có kinh nghiệm của IFC cùng tham gia điều hành và đào tạo cán bộ cho Sacombank; từ sự đột phá mang tính đón đầu Sacombank đã đạt đựơc kết quả khả quan vào cuối năm 2002 với tổng tích sản đạt 4.298 tỷ, dư nợ đạt 3.300 tỷ, huy động vốn đạt 3.856 tỷ, đuổi kịp ACB và Eximbank. Trên đà tăng trưởng, những năm tiếp theo 2003, 2004 Sacombank tiếp tục bán cổ phiếu cho ngân hàng ANZ để tăng vốn điều lệ và chia sẻ công nghệ (hệ thống ATM và hệ thống phát hành thẻ nội địa) từ ngân hàng này để rồi nhanh chóng vượt qua các ngân hàng Eximbank, ACB vào những năm 2005, 2006, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có qui mô về vốn và mạng lưới lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.