nguồn lực nước ngoài của các ngân hàng Bank of China và Sacombank trong giai đoạn hội nhập
1.5.1. Kinh nghiệm tăng tốc phát triển của Bank of China nhờ thu hút nguồn lực nước ngoài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong khi hệ thống ngân hàng tại nhiều quốc gia đối mặt với việc mất thị phần, mất khách hàng, và xa hơn là bị sáp nhập, bị mua lại ..vvv, Bank of China (BOC) vẫn tiếp tục phát triển ổn định và ngày càng lớn mạnh. Một trong những lý do của sự thành công của BOC là do họ đã có chiến lược kinh doanh rõ ràng, tầm nhìn dài hạn, suy nghĩ tích cực trước những thách thức của quá trình hội nhập. Chiến lược BOC cũng như nhiều ngân hàng tại Trung Quốc áp dụng là tăng nhanh vốn điều lệ thông qua việc bán cổ phiếu cho các cổ đông nước ngoài để tăng tốc phát triển và nâng cao sức cạnh tranh.
Trái ngược với sự lo lắng của nhiều ngân hàng trước thềm hội nhập, BOC đã chủ động đón đầu và không ngừng lớn mạnh; trở thành ngân hàng lớn thứ 2 tại Trung Quốc, và là một trong những ngân hàng tiên phong tại Trung Quốc trong việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài vào những năm 2001, khi Trung Quốc chính thức gia nhập tổ chức WTO và đã thu về 11,2 tỷ USD cho lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, đưa BOC vươn lên vị trí thứ 10 trong hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới với giá trị chuyển nhượng tương đương 92,4 tỷ USD, lợi nhuận dự kiến của năm 2006 là 4 tỷ USD. Tại Hongkong, giá cổ phiếu của BOC đã tăng 15% từ mức 2,95HKD/1 cổ phiếu lên 3,20 HKD. Nhu cầu mua cổ phiếu BOC đã gia tăng mức kỷ lục với trên 120 tỷ
USD cho thấy kỳ vọng của các nhà đầu tư vào BOC đang ở mức rất cao. Ngoài ra, việc phát hành thêm cổ phiếu ở nước ngoài của 2 ngân hàng khác của Trung Quốc là Ngân hàng Xây Dựng vào tháng 10/2005, và Ngân hàng Viễn Thông Trung Quốc đã đẩy giá cổ phiếu của BOC tiếp tục có xu hướng tăng lên.
Có thể nói Trung Quốc là thị trường lớn với nền kinh tế đang tăng trưởng cao, những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế có giá trị rất lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Eximbank nói riêng.
Sau khi bán cổ phiếu cho các cổ đông nước ngoài, với việc tiếp cận trình độ quản lý và các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của BOC đã được kiểm soát tốt, các hoạt động kinh doanh tăng trưởng và trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Trung Quốc.
Giới đầu tư Trung Quốc đã và đang xem cổ phiếu của các ngân hàng có chiến lược liên kết mạnh với các đối tác nước ngoài trong quá trình hội nhập như là kênh đầu tư đầy hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao. Từ trào lưu này, Chính Phủ Trung Quốc đang xem xét điều chỉnh theo hướng sẽ mở rộng hơn nữa tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ trong một ngân hàng Trung Quốc; hiện nay tỷ lệ cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ là 20%, và tổng số cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 25% trong tổng số vốn điều lệ của ngân hàng.