1. Những yêu cầu từ thị trường EU về sản phẩm may mặc Việt Nam
Liên minh EU được thành lập theo hiệp định Roma ngày 25 tháng 3 năm 1957. Đây là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới bên cạnh Nhật Bản và Mỹ, bao gồm 15 quốc gia với trên 380 triệu dân, chiếm 31% ngoại thương thế giới. Do là một trung tâm kinh tế lớn nên thị trường EU có qui mô rất lớn gồm thị trường của nhiều nước khác nhau và mỗi thị trường lại có yêu cầu về hàng hoá khác nhau theo phong tục tập quán và bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Qui mô thị trường là cơ hội để các Công ty có khả năng xâm nhập và phát triển trên thị trường này. Tuy nhiên nó kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt mà một thị trường có cạnh tranh gay gắt luôn là thách thức của các Công ty khi muốn đứng vững trên thị trường đó. Thêm vào đó, sự
biến đổi thị trường là rất nhanh và cơ cấu mặt hàng lớn, chủng loại hàng hoá rất đa dạng làm cho các Công ty luôn phải tìm hiểu thị trường, thăm dò nghiên cứu thị trường cải tiến sản phẩm, mẫu mã, đa dạng hoá các mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thị trường EU cũng là thị trường nổi tiếng khó tính, do đây là trung tâm thời trang nên yêu cầu về kiểu dáng, mẫu mốt là rất cao, những đường kim mũi chỉ họ cũng luôn yêu cầu phải đúng quy cách, đòi hỏi sản phẩm dệt may của các nước xuất khẩu vào EU nói chung hay đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói riêng là rất khắt khe. Sự cạnh tranh quyết liệt trên thị
trường cũng làm cho yêu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường rất nghiêm khắc, chủng loại sản phẩm phải đa dạng, phong phú mới có thể đáp
ứng tốt nhu cầu thị trường được. Những nước thuộc liên minh EU cũng là những nước có nền kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân, từ
năm 1993 - 2001 là 3% và dự kiến từ năm nay đến năm 2002 đạt từ 3 - 5%, do đó, đời sống nhân dân là tương đối cao, họ có thể ngồi tại nhà để tham gia mua sắm tại các siêu thị thông qua Internet, điện thoại … Vì vậy hệ thống phân phối sản phẩm ở các nước này phải đảm bảo cho hoạt động mua sắm của khách hàng ở đây tiết kiệm thời gian, chi phí mặc dù người tiêu dùng ở đây không mấy quan tâm đến giá cả. Các khách hàng EU là khó tính và có chọn lọc đối với hàng may mặc là vì yếu tố "thời trang" ở đây là một yếu tố quan trọng quyết định mà thời trang thì luôn luôn thay đổi. Vì vậy mà các Công ty may mặc Việt Nam nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng muốn thành công trên thị trường EU trước hết phải làm sao sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao và phải kết hợp với thời trang và giá cả, phải có các sản phẩm đa dạng về chủng loại và đáp ứng sự lựa chọn của khách hàng. Hơn nữa, các nước nhập khẩu hàng dệt may EU cũng luôn đánh giá cao việc giao hàng đúng thời hạn, do đó các Công ty không được sai sót trong vấn đề này. Tạo uy tín trong mối quan hệ kinh doanh sẽ tạo đà cho việc xuất khẩu hàng may mặc của Công ty vào thị trường EU sau này.
2. Khả năng của Công ty may Chiến Thắng.
Các Công ty xuất nhập khẩu đều phải nhất thiết tìm ra được những thị
trường mới, khách hàng mới. Với Công ty may Chiến Thắng cũng vậy, Công ty không thể chỉ trông chờ vào những sản phẩm và thị trường hiện có của mình. Với đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ công nhân viên Công ty có lòng nhiệt huyết với công việc, chất lượng sản phẩm của Công ty luôn được các bạn hàng công nhận và đánh giá cao, hơn nữa Công ty luôn muốn thử sức mình tại các thị trường khó tính như thị trường EU để có điều kiện học hỏi kinh nghiệm thu được nhiều thành công hơn nữa trong kinh doanh. Việc Công ty có nhiều bạn hàng truyền thống lâu năm có quan hệ tin tưởng lẫn nhau là
trường EU. Trang thiết bị máy móc của Công ty cũng ngày càng được nâng cấp, Công ty cũng luôn biết cách khai thác cơ hội mới và nhạy bén với sự
biến động của thị trường, kết hợp với sức mạnh của mình và phát huy tối đa nội lực đã có. Sẽ là một thuận lợi cho Công ty khi các thủ tục hải quan, thuế
xuất nhập khẩu được chính phủ hoàn thiện hơn và hạn ngạch xuất khẩu vào EU tăng lên.
Ngoài những thế mạnh đó Công ty may Chiến Thắng còn có một bộ máy quản lý rất gọn nhẹ nhưng hợp lý với phòng kinh doanh tiếp thị nghiên cứu kỹ
những biến đổi của thị trường EU, thăm dò các đối thủ cạnh tranh của Công ty và các phản ứng của họ, kết hợp với phòng xuất nhập khẩu đưa sản phẩm của Công ty có chất lượng kiểu dáng đẹp, hợp thời trang phục vụ và thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường này, tạo uy tín và hình ảnh của Công ty trong tâm trí của người tiêu dùng nơi đây. Đồng thời lắng nghe những phản ứng của họ nhằm hoàn thiện hơn nữa sự thoả mãn của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Xét về nguồn lực: Công ty may Chiến Thắng là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành dệt may Việt Nam nên Công ty được Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ vốn, khuyến khích trong việc tự chủ sản xuất kinh doanh ưu đãi trong việc giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu. Nguồn vốn của Công ty luôn được bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tưđúng chỗ có trọng điểm, hơn nữa khả năng thanh toán của Công ty là rất tốt. Thêm vào đó nguồn lao động của Công ty rất dồi dào, có sức trẻ, lành nghề, có lòng nhiệt huyết với công việc luôn là một nguồn lực quý giá của Công ty.
Trên thị trường EU lợi thế cạnh tranh của Công ty là rất lớn vì:
Thứ nhất: Công ty đã có quan hệ gắn bó lâu dài với nhiều bạn hàng trên thị trường này và đã tạo được uy tín, hình ảnh với các đối tác.
Thứ hai: Giá bán của Công ty là thấp hơn so với nhiều công ty khácnhưng chất lượng luôn cao hơn hoặc ngang bằng nên nhiều bạn hàng EU tìm đến ký kết hợp đồng quan hệ lâu dài.
Thứ ba: Công ty luôn coi trọng việc giao hàng đúng thời hạn và được các bạn hàng EU đánh giá rất cao về Công ty trong vấn đề này.
Thứ tư: Các nước EU đã ưu đãi cho Việt Nam về thuế các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này và Công ty may Chiến Thắng cũng được hưởng ưu
đãi đó.
Thứ năm: Phòng kinh doanh tiếp thị và phòng xuất nhập khẩu của Công ty phối hợp hoạt động có hiệu quả trong việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu
đối thủ cạnh tranh và hoạch định chiến lược xuất khẩu sang thị trường EU kịp thời,đầy đủ, thoả mãn tối đa nhu cầu của họ.
Tuy nhiên, Công ty cũng phải quan tâm tới việc cạnh tranh trên thị
trường sẽ làm giá bán sản phẩm phải hạ xuống thấp trong khi đó, chi phí sản xuất tăng do yếu tố giá nguyên vật liệu tăng kết hợp với những lô hàng kém chất lượng vẫn được xuất ra nước ngoài do nhiều nhà sản xuất chỉ chú trọng tới lợi nhuận tới số lượng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty bởi khiến cho khách hàng nghi ngờ vì có quá nhiều loại giá khác nhau đối với cùng một loại mặt hàng và tất nhiên nhiều loại chất lượng khác nhau. Ngoài ra, các tổ chức xuất khẩu lớn như EU, Nhật Bản, Bắc Âu, Đài Loan, Trung Quốc … cũng đang ra sức hoàn thiện và tăng thị phần xuất khẩu hàng may mặc của họ trên thị trường quốc tế.