Nghiên cứu thị trường EU.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường EU (Trang 39 - 43)

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU

1. Nghiên cứu thị trường EU.

Khi nói đến hàng dệt may nói chung hay hàng may mặc của Công ty may Chiến Thắng nói riêng người ta nghĩ ngay đến thị trường EU. Đây là trung tâm tạo mốt thời trang nổi tiếng trên thế giới, với các tên tuổi nổi tiếng mà ai cũng biết đến như Pháp, Italia, … với 15 nước và dân số trên 380 triệu người chiếm 6,5% dân số thế giới, EU trở thành nơi tiêu thụ lớn cả về số

lượng và chủng loại sản phẩm may mặc. Ta có bảng số liệu sau:

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Dân số Triệu người 380

Mức tiêu thụ Kg vải/người/năm 17

Tổng giá trị hàng may mặc/ năm Tỷ USD Trên 60 Mức thu nhập bình quân đầu người/

tháng

USD 1500

(Ngun: B Kế hoch và Đầu tư - 2000)

Về hàng may mặc thì nước nhập khẩu lớn nhất EU là Đức 25 tỷ $, tiếp

đến là Pháp 9 tỷ $

Thị trường EU có lượng tiêu thụ gấp đôi so với các thị trường Châu Á.

Đặc biệt ở thị trường này do trình độ văn minh trong tiêu dùng cao nên yêu cầu về chất lượng là rất nghiêm ngặt. Nhu cầu tiêu dùng để "che thân" ở đây chỉ chiếm khoảng 5 đến 10% còn lại 90 đến 95% là chạy theo mốt dẫn đến mức độ thay thế hàng may mặc rất cao. Tuy đây là thị trường được bảo hộ

bằng quota nhưng do Việt Nam và EU đã ký hiệp định buôn bán hàng may mặc từ năm 1992 và hàng năm chính phủ lại đàm phán xin thêm hạn ngạch nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này không ngừng tăng lên trở thành một thị trường xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu của ngành may mặc Việt Nam. Thị trường EU chiếm tới 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và

đối với Công ty may Chiến Thắng đây là thị trường rất lớn chiếm tới 70 đến 80% giá trị xuất khẩu, nước ta có kim ngạch lớn nhất là Đức với hiệp định

mới ký kết cho giai đoạn 1998 - 2000 làm tăng thêm 30% khối lượng xuất khẩu, giảm bớt số mặt hàng quản lý bằng quota từ 151 (năm 1992) xuống còn 29. Điều đó cho thấy thị trường EU luôn là thị trường lớn và đầy hấp dẫn đối với các Công ty may mặc Việt Nam nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng. Tuy nhiên yêu cầu về sản phẩm may mặc của thị trường này là rất khắt khe bởi đây là thị trường lớn của rất nhiều nước sản xuất hàng may mặc trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Sinhgapore, Thái Lan, … Hơn nữa lại là trung tâm thời trang của thế giới với nhiều trung tâm tạo mốt tại Italia, Pháp … Vì vậy yếu tố chất lượng, chủng loại, kiểu dáng luôn là vấn

đề quan tâm nhất đối với người tiêu dùng nơi đây. Khi mua một sản phẩm may mặc họ luôn chú ý tới các yêu cầu kỹ thuật, kiểu dáng có hợp với lứa tuổi hay không, phong cách và dáng vóc có hợp gu với sản phẩm đó không. Đặc

điểm nhu cầu về sản phẩm may mặc của người tiêu dùng cao, chạy theo mốt nên mức độ thay thế hàng may mặc rất cao, nhu cầu là luôn thay đổi theo thời gian.

Điều kiện tự nhiên và khí hậu ở thị trường này là cũng rất khác, không phải là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên không phân thành 4 mùa riêng biệt như chúng ta, mùa đông nhiệt độ nơi đây rất thấp nhưng không lạnh buốt do

đó họ yêu cầu sản phẩm may mặc phải có kiểu dáng gọn, đẹp, đủấm và phải hợp thời trang. Vào mùa hè thời tiết rất nóng nên những sản phẩm áo sơ mi chất liệu phải mát, đẹp, hợp thời trang luôn được khách hàng ở thị trường này

ưa chuộng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng ở thị trường EU cũng luôn coi trọng sản phẩm quần áo khi sử dụng chúng thể hiện được địa vị, phong cách của họ

thông qua nhãn hiệu, danh tiếng của sản phẩm. Vì vậy để thành công trên thị

trường EU, các Công ty may mặc Việt Nam nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng phải khuyếch trương nhãn hiệu sản phẩm của Công ty vào bộ

nhớ của người tiêu dùng nơi đây, biến họ trở thành khách hàng tiềm năng của Công ty.

Đây cũng là thị trường mà Công ty được hưởng chếđộ ưu đãi chung về

thuế quan, các bạn hàng hầu hết là quen thuộc và có một quá trình làm ăn lâu dài.

Qua đó, ta thấy EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới về

thương mại, là thị trường khổng lồ và tiềm năng đối với các Công ty may mặc Việt Nam nói chung hay Công ty may Chiến Thắng nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường EU (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)