Năng lực tổ chức sản xuất của ngành công nghiệp phần mềm.

Một phần của tài liệu Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm như một động lực phát triển nền kinh tế trí thức tại Việt Nam (Trang 35 - 37)

II. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

d. Nguồn nhân lực của ngành công nghiệp phần mềm.

1.2. Năng lực tổ chức sản xuất của ngành công nghiệp phần mềm.

Nh đã trình bày ở trên, phần lớn các doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhỏ, mới đợc thành lập và thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Vì vậy, bộ máy quản lý tơng đối gọn nhẹ. Các doanh nghiệp này khá năng động và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động kinh doanh. Thờng họ không hoàn toàn chuyên môn hoá sản xuất phần mềm mà thờng kinh doanh cả phần cứng, cung cấp giải pháp, thiết kế mạng, Vì vậy, chính hoạt động kinh doanh phần mềm…

trong nội bộ mỗi doanh nghiệp thờng bị tranh chấp về nguồn lực với các hoạt động khác. Tuyệt đại bộ phận phần mềm đang đợc cung cấp đều là những phần mềm nhỏ lẻ, thiếu các phần mềm giải pháp lớn hoặc phần mềm tiêu chuẩn hoá.

Trên phơng diện ngành, tuy đã có hiệp hội các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam – VINASA nhng do mới thành lập nên sự quản lý và điều phối hoạt động của toàn ngành công nghiệp phần mềm vẫn cha thực sự hiệu quả. Vì thế, giữa các doanh nghiệp hầu nh không có sự liên kết, phối hợp trong thiết kế, sản xuất phần mềm dẫn đến sự trùng lặp trong sản xuất, đầu t gây lãng phí các yếu tố nguồn lực. Điều đó hạn chế đáng kể khả năng cạnh tranh của phần mềm Việt Nam trên thị trờng trong nớc và thế giới. Các doanh nghiệp phần mềm cạnh tranh với nhau trong giành khách hàng và tìm kiếm các hợp đồng gia công. Trong thời điểm hiện nay, những khó khăn trong tìm kiếm các hợp đồng gia công phần mềm xuất khẩu và giành các đơn đặt hàng trong nớc đang làm cho nhiều công ty phần mềm hoạt động cầm chừng, một số công ty phần mềm tại thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ tan rã.

Hiện tại, chiến lợc phát triển phần mềm cha đợc thiết lập mà mới chỉ dừng lại các định hớng chung hoặc chi tiết hơn là các kế hoạch phát triển của Chính phủ. Ngay cả một chơng trình phát triển tổng thể cho công nghiệp phần mềm trong những năm tới cũng cha đợc xây dựng. Hơn thế nữa, việc triển khai các kế hoạch phát triển sản xuất phần mềm của Chính phủ thiếu sự đồng bộ và phối hợp giữa các ngành hữu quan và có nhiều ách tắc trong việc cụ thể hoá những u đãi cho công nghiệp phần mềm. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp dễ nản lòng khi phải tốn nhiều công sức đi lại để hởng chính sách u đãi. Mặc dù một vài trung tâm phần mềm đã đợc xây dựng, nhìn chung tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán vẫn phổ biến trong ngành công nghiệp phần mềm. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, trong thời gian trớc mắt, khó có thể đạt đợc một sự phát triển nhảy vọt về quy mô và sự cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh của công nghiệp phần mềm Việt Nam. Rõ ràng là, chỉ có kế hoạch phát triển không thôi thì cha đủ mà đòi hỏi một sự đồng bộ, nhất quán và tập trung cả trong thực hiện kế hoạch trên phạm vi ngành và nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm như một động lực phát triển nền kinh tế trí thức tại Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w