Giải pháp về tăng cường công tác giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật cho công chúng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay pptx (Trang 90 - 92)

hàng không, các khách sạn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mời các nghệ sỹ có tên tuổi sang biểu diễn cùng nghệ sỹ Việt Nam… Trên thực tế, có nhiều tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức xã hội đã không ngần ngại giúp Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam về tài chính, chuyên môn, chi phí đào tạo luyện tập, chắc chắn Giao hưởng sẽ có nhiều khán giả, và sẽ có doanh thu. Đây là hướng đi đúng, cần phát huy.

Có thể nói, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, xã hội hóa các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đã, đang và sẽ là giải pháp tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển nền văn hóa nghệ thuật nước nhà.

3.3.3. Giải pháp về tăng cường công tác giáo dục thẩm mỹ - nghệ thuật cho công chúng chúng

Giải pháp này không phải là mới bởi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay thì đây được xem là giải pháp cơ bản. Đặc biệt ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng lại hết sức phức tạp. Trong phần các giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa trong những

năm tới của Kết luận Hội nghị lần thứ mười BCH TW Đảng khóa IX cũng đã nhấn mạnh:

“Có kế hoạch triển khai chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nâng cao chất lượng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường phổ thông đến đại học. Phát huy vai trò của đội ngũ văn nghệ sỹ, những người hoạt động văn hóa tham gia hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường thực hiện nhiệm vụ này” [5, tr.71]. Trong chương trình “Tôi và chúng ta” ở Đài truyền hình HTV7 về vấn đề Giao lưu văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà chức trách Thành phố cũng đã quan tâm nhiều đến đội ngũ công chúng hiện nay. Có ý kiến bộc lộ sự lo lắng thực sự cho thị hiếu thẩm mỹ của lớp trẻ hiện nay. Làm sao ngăn chặn được những ảnh hưởng xấu trong xu thế toàn cầu hóa? Đó là nổi lo, sự trăn trở của không ít những người có lương tâm và trách nhiệm trước thời cuộc. Nhưng cũng có ý kiến tin tưởng hơn ở lớp trẻ và cho rằng con người Việt Nam từ xưa đến nay vốn có bộ gien, năng lực và sức đề kháng đặc biệt để loại trừ những độc tố, tiếp thụ những tinh hoa của thế giới. Văn hóa là một khái niệm mở

và bền vững nên không cần lo lắng quá. Cần loại trừ những yếu tố tiêu cực để không làm xấu đi chứ không thể sụp đổ.

Xét theo tâm lý lứa tuổi, lớp trẻ bao giờ cũng bồng bột, xóc nổi, thích cái mới, cái lạ; nhiều khi thích nhưng không hiểu sao mình thích mà chỉ là chạy theo xu thế chung của thời đại, đón nhận vồ vập với thói quen cảm tính hơn là sự hiểu biết một cách chủ động. Sau một thời gian, lớp trẻ mới nhận ra rằng cái đó không phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của dân tộc mình. Vì vậy, cần thực hiện những biện pháp để giáo dục thị hiếu thẩm mỹ - nghệ thuật cho công chúng Thành phố sau đây:

- Giáo dục trình độ nhận thức, trình độ thẩm mỹ cho khán giả, đặc biệt là sinh viên, học sinh trong viêc thưởng thức văn hóa nghệ thuật. Giáo dục bằng các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh truyền hình ở Trung ương và địa phương. Cần giáo dục từ mầm non, tiểu học, phổ thông cho đến đại học. Những làn điệu quê hương,

những lời ru ngọt ngào của mẹ sẽ là chất keo kết dính đứa trẻ với dân tộc mình mai sau. - Cần phải có chiến lược giáo dục thẩm mỹ một cách tổng thể, toàn diện hệ thống

từ thấp lên cao, nếu không hiện tượng lớp trẻ vô cảm hay loạn cảm giác sẽ khó mà tránh khỏi. Vấn đề là phải tự đề kháng chứ không phải cấm, càng cấm càng nguy hiểm. Giới trẻ cần phải biết chỗ nào đúng, chỗ nào sai để tự điều chỉnh. Thế hệ mai sau có giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc để tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược giáo dục thị hiếu thẩm mỹ - nghệ thuật hiện nay.

PGS.TS Tạ Văn Thành đã rất có lý khi cho rằng:

Trong việc giáo dục một thị hiếu thẩm mỹ tốt, cũng phải giải quyết mối quan hệ giữa cái dân tộc và cái quốc tế, chú ý quy luật giao lưu văn hóa. Cần chống thói bắt chước thiếu sáng tạo, đầu óc sùng ngoại, chủ nghĩa lấy châu Âu làm trung tâm, tự ti dân tộc… mặt khác, chống thái độ tự đóng kín, óc bài ngoại, những tư tưởng mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển bản sắc dân tộc của văn hóa”. “Song song với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải dần dần xây dựng quan điểm, lý tưởng, thị hiếu, tình cảm thẩm mỹ phù hợp với xã hội công nghiệp [77, tr.45].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay pptx (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)