PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay pptx (Trang 84 - 87)

GIAO LƯU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chiến lược xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một chiến lược phát huy mạnh mẽ nội lực dân tộc, liên kết các giá trị dân tộc, đảm bảo cho cái đúng, cái tốt, cái đẹp của truyền thống được phát huy; cái xấu, cái dở, cái lạc hậu sẽ bị loại bỏ, các giá trị không chèn ép nhau, cá nhân phải có trách nhiệm với cộng đồng. Chiến lược xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc còn là chiến lược tạo ra những cơ chế tiếp biến phong phú để chấp nhận hội nhập, truyền bá, khuyếch tán, biến đổi tổng hợp hai chiều giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Nguyên lý giữ gìn bản sắc để tiến tới cái phổ biến, và cái phổ biến làm phong phú bản sắc là nguyên lý quan trọng trong chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam ở thế kỷ XXI. Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XXI cần tạo ra một cơ chế, một sân chơi nghệ thuật mà ở đó sẽ xuất hiện những tác phẩm đỉnh cao, sự đa dạng và huy hoàng của thế giới sẽ được nó ghi lại với một thái độ nhân văn và một cách nhìn sâu sắc xứng đáng với dân tộc và thời đại sôi động này.

Lâu nay người ta nói nhiều đến giao lưu văn hóa và giữ gìn sự đa dạng văn hóa. Đa dạng văn hóa của thế giới, của mỗi quốc gia ở mỗi cấp độ dân tộc cũng như ở cấp độ

một nhóm người, thậm chí là ở mỗi cá nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Đa dạng văn hóa là điều kiện tiên quyết để từng con người, từng nhóm người, từng dân tộc bộc lộ và phát huy hết khả năng sáng tạo độc đáo của mình trong quá trình sản xuất các giá trị mới về vật chất cũng như về tinh thần. Nhưng nhất thể hóa, đồng dạng hóa các giá trị văn hóa theo một khuôn mẫu cố định là làm triệt tiêu động lực phát triển, triệt tiêu năng lực sáng tạo. Vì vậy cần đa dạng chứ không phải đồng dạng văn hóa.

Để nâng cao hiệu quả của quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, chúng ta cần chú ý nhấn mạnh một số phương hướng cơ bản sau đây:

1- Đẩy mạnh trao đổi, giao lưu các hình thức văn hóa nghệ thuật biểu diễn của Thành phố Hồ Chí Minh như: Ca nhạc trẻ, ca nhạc dân gian, nhạc Jazz, nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng, múa truyền thống, múa balê; và đặc biệt là lĩnh vực sân khấu truyền thống như: tuồng, ca nhạc tài tử, cải lương, múa rối. Đây được xem là những đặc trưng của vùng sông nước phương Nam. Sở Văn hóa-Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang xem đây là những lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung đầu tư và phải được phát triển tốt. Riêng lĩnh vực sân khấu kịch nói, mặc dù gây được tiếng vang trong nước song cũng rất khó trao đổi, giao lưu với khu vực và thế giới. Vì vậy, chúng ta cần mời đạo diễn nước ngoài dàn dựng kịch bản; phối hợp chặt chẽ giữa đạo diễn nước ngoài và diễn viên trong nước để góp phần nâng vị thế của lĩnh vực này trong giao lưu quốc tế.

2- Đa dạng hóa cách thức và đối tác trao đổi, giao lưu các giá trị văn hóa nghệ thuật biểu diễn của Thành phố Hồ Chí Minh với khu vực và quốc tế. Cụ thể, ngoài việc trao đổi các đoàn nghệ thuật biểu diễn còn đẩy mạnh tổ chức các ngày (hoặc tuần) văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh ở nước ngoài và của nước ngoài ở Thành phố; tổ chức các Đại hội liên hoan văn hóa nghệ thuật; tổ chức các tua du lịch kết hợp với giới thiệu, trình diễn giá trị văn hóa nghệ thuật tiêu biểu vào các dịp lễ hội, các kỳ hội nghị, hội thảo. Đa dạng hóa các đối tác theo hướng phát triển sâu rộng với các đối tác truyền thống như Đông Nam Á, Đông Âu, Đông Á; đồng thời mạnh dạn trao đổi, giao lưu với các đối tác Tây Âu, Bắc Âu, Nam Á, các nước Ả Rập, châu Phi, các nước Bắc Mỹ và các nước Mỹ La tinh.

3- Chủ động giới thiệu tinh hoa văn hóa nghệ thuật biểu diễn của Thành phố để bạn bè nhận diện được bản sắc văn hóa của Thành phố và bản sắc văn hóa của Việt Nam; đồng thời tiếp thu sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật nhân loại để bảo tồn và làm giàu thêm truyền thống văn hóa của Thành phố cũng như truyền thống văn hóa của Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ mình phải xác định được những gì là tinh hoa, tinh tuý của văn hóa nghệ thuật nước ngoài và cái đó có phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam hay không để tiếp nhận. Đồng thời, cũng phải xác định rõ những cái gì là tiêu biểu, là đặc trưng của văn hóa nghệ thuật Việt Nam để đưa ra giới thiệu với bạn bè quốc tế. Làm được những điều đó đòi hỏi phải có thế giới quan, nhân sinh quan và trình độ trí tuệ ở tầm cao và tầm nhìn nhất định. Điều đó không phải ai cũng có thể làm được mà cần phải có một sự định hướng rõ ràng của Đảng và Nhà nước, những người làm công tác phụ

trách văn hóa nghệ thuật nước nhà.

4- Trao đổi, giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn không thể không xây dựng một hành lang pháp lý, đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động này với khu vực và quốc tế. Lâu nay Đảng, Nhà nước và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tiếp tục hoàn thiện những chủ trương, đường lối, luật pháp, chính sách cụ thể hơn để cho việc trao đổi, giao lưu có một hành lang pháp luật chặt chẽ. Vừa qua, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra một số luật quan trọng như luật báo chí xuất bản, luật di sản văn hóa và đặc biệt trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật đã có “Quy chế hoạt động

biểu diễn nghệ thuật và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp”thay thế Quy chế

32/1999. Nội dung, tiêu chí của Quy chế này chủ yếu quan tâm đến việc mở rộng đối tượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật trước khán giả, trong đó có nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam; ngoài ra còn có một số vấn đề như: phục trang, hóa trang của nghệ sĩ, điều kiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, phân loại địa điểm và người tổ chức biểu diễn nghệ thuật… Nói chung, viêc ra đời Quy chế này đã tạo hành lang pháp lý vừa chặt chẽ, vừa thông thoáng cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật đang diễn ra hết sức sôi động hiện nay. Ngoài ra, Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng đã trình Bộ Văn hoá - Thông tin phê duyệt đề cương chi tiết đề án: “Quy hoạch và phát triển ngành Nghệ

thuật biểu diễn đến năm 2010”. Đây là những điều hết sức cần thiết đối với lĩnh vực văn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay pptx (Trang 84 - 87)