Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực để sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật nhằm đẩy mạnh giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay pptx (Trang 88 - 90)

nhằm đẩy mạnh giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn

Hiện nay đội ngũ các văn nghệ sỹ, diễn viên trên tất cả các lĩnh vực ở Thành phố Hồ Chí Minh rất đông. Trong số đó có không ít những văn nghệ sĩ nổi tiếng đã từng nhận được những giải thưởng lớn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Họ được đào tạo chính quy tại các trường văn hóa nghệ thuật trong và ngoài nước. Vì vậy, họ có trình độ tổng hợp cao về nghệ thuật, sự nhạy cảm về chính trị, vốn văn hóa cơ bản vững chắc, am hiểu sâu sắc về nghệ thuật, có kiến thức tổng hợp về mọi lĩnh vực nghệ thuật. Họ đã và đang cống hiến rất nhiều cho nền nghệ thuật nước nhà nói chung và cho ngành văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Tuy nhiên, số các văn nghệ sỹ vừa nói ở trên không nhiều. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần quan tâm hơn nữa vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực cần thiết về bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, tính năng động sáng tạo để

đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật ngày càng cao của công chúng và phấn đấu vì một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Muốn thực hiện được điều đó, cần phải có một số biện pháp cụ thể sau:

Cần có kế hoạch phát hiện tài năng nghệ thuật qua các cuộc thi để trên cơ sở đó, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng vào các trường nghệ thuật. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã có một số trường nghệ thuật như: Sân khấu điện ảnh, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, hai trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật….Sắp tới sẽ nâng cấp trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật thành trường Đại học Văn hóa nghệ thuật với mục tiêu đào tạo là vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, trình độ thẩm mỹ, thưởng ngoạn văn hóa nghệ thuật của người dân đồng thời góp phần đào tạo, quy hoạch, tiêu chuẩn hóa đội ngũ ngành Văn hóa - Thông tin Thành phố.

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học: hoàn chỉnh chương trình đào tạo, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên đi tham quan, học tập nghiên cứu trong và ngoài nước, nhất là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc…

Cần có chế độ chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, tài năng, diễn viên xuất sắc. Hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên nghệ thuật xuất sắc đang học ở các trường nghệ thuật trong Thành phố. Áp dụng chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” đối với các nghệ sỹ, diễn viên tài năng, đặc biệt các tài năng trẻ, được thuyên chuyển, nhập hộ khẩu, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có nhà tập thể cho các diễn viên ngoại tỉnh về ở khi được các đơn vị nghệ thuật tuyển chọn.

Về lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật biểu diễn: cần đổi mới cơ chế chính sách xã hội hóa trong các chính sách nghệ thuật biểu diễn. Xã hội hóa hoạt động nghệ thuật biểu diễn thực chất là hình thức huy động sức người, sức của của đội ngũ cán bộ, diễn viên trong các đơn vị. Mục đích của việc xã hội hóa này nhằm mở rộng hoạt động của các đoàn đưa tác phẩm nghệ thuật biểu diễn đến với các đối tượng công chúng khác nhau, các địa phương khác nhau và trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Về lĩnh vực ca, múa, nhạc, để các ca sỹ có điều kiện thể hiện hết tài năng nghệ thuật của mình, các Nhà hát cần huy động vốn của cán bộ diễn viên bằng cách đóng cổ phần cho vở diễn. Đây là một phương thức mới và có hiệu quả. Nhạc giao hưởng - một loại hình nghệ thuật

biểu diễn được xếp vào hàng “quý tộc” cũng đang ngày càng có nhu cầu xã hội hóa cao. Theo ông Trần Trí Dũng (Phó Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam), để thu hút

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay pptx (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)