ĐIỀU TRA QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
3.3.1. Một số giải pháp cấp công ty
Xây dựng bộ phận nhân viên làm thủ tục hải quan thông hiểu và nắm bắt rõ luật lệ trong nước cũng như quốc tế sẽ là một thế mạnh của công ty để thực hiện cho đúng quy định, tránh để xảy ra sai sót do không nắm được đầy đủ văn bản mới. Thiết nghĩ công ty Á Âu, phân công cho một hoặc hai nhân viên chuyên trách về cập nhật thông tin, nắm bắt luật lệ và những thay đổi mới trong môi trường cạnh tranh quốc tế như hiện nay như Incoterms 2010, các văn bản luật về TTHQĐT... là một điều thật sự cần thiết.
Đào tạo và nâng cao nghiệp vụ: Ban giám đốc cần thường xuyên xây dựng các chương trình đào tạo chuẩn và gởi nhân viên tham gia các khóa đào tạo bên ngoài nhằm nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên các bộ phận. Hơn thế nữa, các nhân viên ở các phòng ban khác nhau cần hiểu rõ về công việc của nhau để tạo sự liên kết chặt chẽ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, ngoài ra còn phân định trách nhiệm công việc rõ ràng và hợp lý, tránh những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó công ty cũng cần thường xuyên tổ chức các họp giao ban báo cáo tiến độ làm việc giữa nhân viên với các cấp quản lý để tăng tính hiệu quả trong công việc, cũng như nâng cao tính trung thực cho nhân viên.
- Tổ chức các lớp chuyên đề ngắn hạn như giá tính thuế, mã số hàng hóa, nghiệp vụ ngoại thương, vận tải bảo hiểm, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán v.v... định kỳ 3 tháng/ lần cho các nhân viên chứng từ và giao nhận.
- Khuyến khích nhân viên học tập ngoại ngữ, tin học ngoài giờ. Ngoài nội dung kế hoạch đào tạo tổng thể trên đây, để việc thực hiện thủ tục HQĐT đạt kết
quả tốt cần chú ý đào tạo nhân viên tham gia quy trình thủ tục HQĐT các nội dung sau:
Về tin học: những kiến thức tổng quát về tin học, cách sử dụng các hệ thống chương trình đối với từng khâu công tác.
Về ngoại ngữ: đào tạo sử dụng ngoại ngữ Anh và tập trung vào 2 chuyên ngành chủ yếu là ngoại thương và hải quan.
- Khuyến khích nhân viên đã có trình độ đại học, học bằng 2 và đào tạo sau đại học các chuyên ngành mà công việc xuất nhập khẩu nói chung và khai báo hải quan cần như kế toán, tài chính, ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
- Công ty cần có kế hoạch khen thưởng cho các nhân viên đạt thành tích hay vượt yêu cầu. Bởi vì xã hội ngày nay thì người lao động rất quan tâm đến chính sách đãi ngộ. Chính sách phúc lợi có thể là tăng lương (10%/ 6 tháng); thưởng bằng ngày phép hoặc tài trợ các chuyến du lịch; học bổng dành cho nhân viên có mong muốn trau dồi thêm kỹ năng tin học, ngoại ngữ...
- Kinh tế ngày càng hội nhập thì dịch vụ khai báo hải quan thuê càng phát triển, các công ty làm đại lý hải quan mọc lên ngày càng nhiều nhất là ở các khu vực gần các Cảng. Vì khách hàng luôn nhận được bảng báo giá từ các công ty khác có thể là rẻ hơn, do đó nhân viên của công ty phải nêu cao trách nhiệm, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng.
- Khi vận dụng Nghị quyết Số 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm
2009 thì trách nhiệm pháp lý của công ty sẽ tăng lên, công ty sẽ chịu sự giám sát nhiều hơn, do đó công ty cần thận trọng hơn nữa đặc biệt là các nhân viên làm thủ tục hải quan. Công ty cần ký hợp đồng bằng văn bản rõ ràng với các DN khách hàng trong lĩnh vực làm thủ tục hải quan này. Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ và thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của từng lô hàng.
- Nhân viên làm thủ tục hải quan không nên hối lộ cho cán bộ hải quan hoặc có hành vi tiêu cực khác liên quan đến việc làm thủ tục hải quan.
Ngoài các giải pháp trên, công ty cần xem xét các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng, thay mới hoặc nâng cấp các máy móc, thiết bị phục vụ công tác khai báo TTHQĐT đã quá cũ kỹ, nhằm đẩy nhanh tiến độ khai báo, xử lý thông tin và các
thủ tục có liên quan đến việc giải phóng hàng, giúp cắt giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.3.2. Một số giải pháp cấp cơ quan, Bộ, ngành
Bảng 3.22. Đánh giá các chỉ dẫn của nhóm 2 gồm 5 chỉ tiêu lớn cho tất cả các loại hình DN
Các chỉ tiêu lớn Tổng điểm từng chỉ tiêu Mq (%) Hạng
11 3182 21,5 1 7 2974 20,1 2 12 2903 19,6 3 8 2885 19,5 4 6 2863 19,3 5 Tổng 14807 100
Theo 5 chỉ dẫn phản hồi của các phiếu điều tra cho thấy cao nhất là có 21,5% số ý kiến cho rằng cần ưu tiên thực hiện các giải pháp cấp cơ quan, bộ, ngành bao gồm các nhóm giải pháp sau đây để công tác khai báo TTHQĐT đạt được kết quả tốt nhất:
Nhóm giải pháp về hạ tầng và công nghệ thông tin:
Ngành hải quan cần tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị liên quan để chuẩn hóa, mã hóa và xây dựng cơ chế cập nhật các danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện, các danh mục quản lý chuyên ngành. Đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu chung kết nối giữa các Bộ, ngành trong cấp phép và quản lý danh mục chuyên ngành. Cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin trên toàn cầu thì sự nghiệp của hải quan cũng được hiện đại hóa do đó phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo cán bộ, tích hợp hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin đã phát triển trước thành một hệ thống thống nhất đa dạng, hoạt động ổn định trên diện rộng. Lựa chọn những nghiệp vụ hải quan, địa bàn triển khai phù hợp để thí điểm sao cho có hiệu quả nhất, trên cơ sở đó tạo động lực và sức ép với tất cả các nghiệp vụ và địa bàn khác.
Đẩy mạnh “cơ chế hải quan một cửa” với WCO 3.0:
Trao đổi về vấn đề chuẩn hoá thông tin phục vụ thủ tục HQĐT hướng đến thực hiện “cơ chế một cửa” vào 2012, ông Nguyễn Trần Hiệu - Phó Cục truởng Cục CNTT - Thống kê (Tổng Cục hải quan) khẳng định: “Cơ chế một cửa cho phép việc cung cấp, xử lý dữ liệu một lần và ra quyết định một lần, nhằm giúp cho việc thông quan hàng hoá được thực hiện nhanh chóng”. Trong đó, khái niệm
“ra quyết định một lần” được hiểu thống nhất là một điểm ra quyết định duy nhất đối với việc thông quan trên cơ sở các quyết định do các cơ quan chức năng ban hành và được gửi tới cơ quan hải quan kịp thời.
Xây dựng, điều chỉnh các quy trình xử lý dữ liệu DN, các sơ đồ phụ cho quy trình của sơ đồ thông tin toàn diện và xây dựng Bộ dữ liệu nhiều lớp thân thiện hơn với người sử dụng:
Chứng từ thương mại và thủ tục đơn giản hoá phù hợp với các chuẩn mực quốc tế sẽ là những tác động lớn nhằm thúc đẩy giao dịch thương mại (vì bộ chứng từ này sẽ cung cấp cơ sở chung cho việc thực hiện các biện pháp tương tự được áp dụng ở nhiều nước và vùng lãnh thổ khác nhau). Ngoài ra, chứng từ thương mại là bước đi đầu tiên trong tiến trình việc nộp chứng từ điện tử và tự động hoá hải quan, mà trong đó mẫu dữ liệu hải quan (WCO Dataset) cung cấp một khuôn khổ làm việc với các bộ dữ liệu đã được tiêu chuẩn hóa. Hội đồng Tổ chức hải quan thế giới (WCO) đã thông qua ba thành phần cơ bản của mẫu dữ liệu WCO phiên bản 3.0 gồm các mẫu xử lý dữ liệu về DN, các bộ dữ liệu và mẫu thông tin toàn diện. Các thành phần dữ liệu này sẽ chính là nền tảng để xây dựng, điều chỉnh các quy trình xử lý dữ liệu DN, các sơ đồ phụ cho quy trình của sơ đồ thông tin toàn diện và xây dựng Bộ dữ liệu nhiều lớp thân thiện hơn với người sử dụng. Và với những thông tin điện tử tiêu chuẩn như vậy, các DN khi xuất trình cho cơ quan hải quan, các cơ quan quản lý khác để hoàn thiện thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh, thông quan hàng hóa trong các giao dịch thương mại quốc tế sẽ cho phép hệ thống thông tin của hải quan, các cơ quan quản lý liên quan và các đối tác thương mại làm việc cùng nhau một cách hiệu quả nhất.
Mạng kết nối giữa các Chi cục Hải quan và kho bạc Nhà nước cần nâng cấp và thống nhất hơn nữa để tránh trường hợp DN đã nộp thuế, phạt ở kho bạc nhưng Chi cục HQ không cập nhật được dẫn đến những lần mở tờ khai sau đó đều bị cưỡng chế thuế. Nếu nhân viên giao nhận không mang theo biên lai thuế thì sẽ không phong tỏa được nợ thuế, dẫn đến mất thời gian cho DN.
Hạ tầng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ còn hạn chế, vẫn còn xảy ra gián đoạn do sự cố đường truyền. Hệ thống an ninh an toàn mạng còn thiếu thiết bị bảo vệ thông tin giữa hải quan và DN qua đường truyền Internet; phần mềm thủ tục HQĐT trong quá trình vận hành còn phát sinh lỗi, chậm được
khắc phục. Đề nghị Tổng cục Hải quan sớm cấp mới các thiết bị CNTT đảm bảo an ninh an toàn mạng, cơ sở dữ liệu và nâng cấp phần mềm thông quan điện tử.
Nhà nước cần có những chính sách thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến trình làm mới và nâng cấp lại các cơ sở hạ tầng giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao nhận nói chung và việc thực hiện thủ tục HQĐT nói riêng thực hiện nhanh chóng hơn. Ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu muốn phát triển cần có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì mới có thể tận dụng được nguồn vốn cùng với công nghệ hiện đại nhờ đó nhanh chóng thay đổi bộ mặt của ngành. Tại Cảng Cát Lái, với sự hỗ trợ của tổ chức JICA (Nhật Bản) từ khi có hệ thống máy soi container vào cuối năm 2010, thời gian giải phóng hàng hóa được rút gọn rất nhiều, giảm thiểu thời gian, tiền bạc cho cả doanh nghiệp và cán bộ hải quan.
Về phần mềm quản lý HQĐT: Cần xây dựng bộ lọc để loại trừ ngay từ đầu các tờ khai truyền trùng trong ngày, đối với các trường hợp DN hủy tờ khai do truyền trùng phải thực hiện việc quản lý rủi ro để có thể đưa DN vào danh sách trọng điểm cần kiểm tra hồ sơ giấy hoặc thực tế hàng hóa. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, DN có thể kết xuất tờ khai điện tử từ Phần mềm của công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn sang Excel, sau đó copy mã vạch để tạo một tờ khai điện tử luồng Xanh giống như thật trong trường hợp DN bị phân luồng Đỏ phải kiểm tra hàng hóa. Nếu bộ phận giám sát không thực hiện việc mở máy để kiểm tra thì DN có thể dễ dàng lấy được hàng hóa qua khu vực giám sát của Hải quan. Chính vì thế, nên mã hóa thông tin trên mã vạch để phát hiện tờ khai giả, làm việc với các đơn vị viết phần mềm của DN không có chức năng kết xuất và sửa chữa các thông tin từ Hải quan truyền về dưới dạng Excel. Đặc biệt theo Chi cục hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 1, hiện nay tình trạng DN sửa tờ khai khá nhiều, trung bình mỗi ngày có 50-60 trường hợp (chiếm đến 5%/tổng số tờ khai). Đối với những trường hợp này, hiện Chi cục thực hiện chuyển luồng (từ Xanh sang Vàng hoặc Đỏ) để kiểm tra, tránh sự gian lận của DN. Nhiều DN cho rằng việc xây dựng phần mềm ứng dụng CNTT cần được đầu tư một cách thích đáng, khắc phục những sự cố và bất cập so với trước. Các DN đề nghị Tổng cục hải quan cần phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm để hoàn chỉnh sớm, đồng
thời hướng dẫn triển khai cho các DN nắm bắt và kịp thời vận hành khi các Cục hải quan địa phương mở rộng thực hiện thủ tục HQĐT.
Nhóm giải pháp về con người:
Lãnh đạo cấp cao thường xuyên kiểm soát, thanh tra ở các đơn vị Chi cục hải quan để nắm bắt tình hình, giải quyết những khó khăn và kịp thời phát hiện những vi phạm của công chức hải quan cũng như DN.
Hoạt động XNK ngày càng tăng, số lượng hồ sơ giải quyết rất nhiều do đó công chức hải quan nên tập trung làm việc hết khả năng, tránh lơ là sang chuyện khác hay tiếp những khách hàng quen biết gây mất thời gian và tồn đọng hồ sơ. Lực lượng hải quan là lực lượng hoạt động minh bạch, liêm chính, cán bộ công chức hải quan cần đối xử công bằng với tất cả các DN và cùng DN góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước.
Công chức hải quan nên tư vấn một chút, rút ngắn gọn những gì khách hàng thật sự cần thiết để DN thông suốt và lần sau sẽ làm tốt hơn.
Bộ phận luân chuyển tờ khai giữa các khâu cần làm việc tích cực hơn, không nên đợi đến hồ sơ nhiều mới chuyển đi. Tăng cường sự luân chuyển của tờ khai để tờ khai có thể thông quan trong thời gian sớm nhất.
Lực lượng HQ là lực lượng hoạt động có tính kỷ luật cao, có đủ trình độ chuyên môn trong công tác do đó phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và tin học, ngoại ngữ, khả năng hiểu biết của mình nhất là trong xu thế hiện đại hóa công tác hải quan như hiện nay.
Nhóm giải pháp về sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động khai báo HQĐT:
Trong quá trình thực hiện quy trình thủ tục hải quan, Cục Hải quan TP. HCM đã phát hiện một hình thức gian lận thương mại mới mà một số doanh nghiệp đang sử dụng để “qua mặt” cơ quan chức năng trong việc xin giấy phép nhập khẩu tự động. Theo quy định tại Thông tư 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại là “quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài” và “hàng hóa phi mậu dịch khác” không bị giới hạn về số lượng, trị giá của hàng hóa. Mặt khác theo quy định tại Thông tư 24/2010/TT-BCT quy định về việc áp dụng
chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng thì hàng nhập khẩu phi mậu dịch không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này. Hiện nay nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã biết về kẽ hở khi thực hiện 02 văn bản pháp luật trên nên đã chuyển loại hình nhập khẩu hàng hóa theo các loại hình khác sang loại hình phi mậu dịch với số lượng và trị giá cao mà không cần giấy phép nhập khẩu tự động. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan không có cơ sở để xác định doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sai phạm vì pháp luật chưa quy định.
Vấn đề được đặt ra đó chính là luật pháp điều chỉnh về HQĐT vẫn còn kẽ hở để các DN lách luật, gây thất thu số tiền thuế rất lớn do vậy cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung thêm một số điều luật giúp hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho cộng đồng DN.
Hiện tượng chuyển giá không chỉ làm Ngân sách quốc gia bị thất thu một số tiền lớn (do DN khai báo trị giá hàng xuất nhập khẩu giảm xuống làm