Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu:
2.1.2. Dự báo khả năng xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm
năm 2020
Xuất khẩu:
Bảng 2.6. Dự báo sản lượng xuất khẩu TP. HCM đến năm 2015 ĐVT: Nghìn USD Sản phẩm 2011 2012 2013 2014 2015 - Gạo 2.927,4 3.366,6 3.871,5 4.452,3 5.120,1 - Tiêu 33.476,5 38.498,0 44.272,7 50.913,6 58.550,6 - Cafê 188.163 216.387,5 248.845,6 286.172,4 329.098,3 - Cao su 105.152,6 120.925,4 139.064,2 159.923,9 183.912,5 - Sữa và sản phẩm từ sữa 96.981,8 111.529,1 128.258,4 147.497,2 169.621,8 - Hàng thủy sản 422.001,7 485.302 558.097,2 641.811,8 738.083,6 - Hàng giày dép 582.395,7 669.755 770.218,2 885.751 1.018.613,6 - Hàng may mặc 2.142.384,5 2.463.742,1 2.833.303,4 3.258.299 3.747.043,8 - Dầu thô 5.715.000,4 6.572.000,7 7.558.000,6 8.692.000,4 9.996.000,2
Hình 2.10. Biểu đồ dự báo sản lượng xuất khẩu TP. HCM đến năm 2015
NHẬN XÉT:
Trong giai đoạn 2011-2015, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 17%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (không tính dầu thô) đạt 100 tỷ USD; tiếp tục giữ vững tốc độ xuất khẩu nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, thúc đẩy tăng trưởng nhóm hàng tiềm năng và phát triển nhóm hàng dịch vụ phục vụ xuất khẩu; tăng tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Á…
Theo đánh giá của các sở, ngành cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố có sự chuyển dịch tăng dần sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và thị trường xuất khẩu mở rộng, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường tăng.
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, chủ yếu là sản phẩm gia công, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ bất cập, lãi suất huy động vốn trên địa bản đang điều chỉnh theo xu hướng tăng gây áp lực đối với chi phí hoạt động kinh doanh.
Ngành dệt may TP đặt mục tiêu tăng trưởng 15% trong giai đoạn 2010- 2015. Giữ vững tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và bảo đảm tỷ trọng 35% của những nhóm hàng có ưu thế như dệt may, giày dép… đồng thời nâng cao tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng có giá trị gia tăng lớn, giảm dần việc xuất thô nông - lâm - thủy hải sản.
Lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm đi khi các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động, và thậm chí Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu dầu thô. Trong khi đó, việc khai thác không tiến triển nhanh, và lượng dự trữ không đủ như dự định ban đầu để bù cho sự sụt giảm tự nhiên ở các giếng dầu chính đang khai thác. Chính vì vậy mà gía trị cũng như sản lượng dầu thô xuất khẩu trong những năm tới sẽ có chiều hướng giảm xuống.
Nhập khẩu:
Bảng 2.7. Dự báo sản lượng nhập khẩu TP. HCM đến năm 2015
ĐVT: Nghìn USD
Sản phẩm 2011 2012 2013 2014 2015
- Sữa và sản phẩm từ sữa 271,218 256,944 254,089 248,379 245,524 - Dầu mỡ động thực vật 157.542 154.117 152.405 149.836 147.267 - Nguyên phụ liệu SX thuốc lá 90.354 87.315 83.966 80.851 79.897 - Bột mỳ 42.769 44.941 47.034 49.967 50.703 - Phân bón 190.642 171.593 168.229 154.011 146.854 - Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 60.482 67.187 71.903 82.165 85.328 - Xăng dầu 6.832.430 6.553.930 6.004.160 5.802.700 5.513.230 - Nguyên, phụ liệu tân dược 47.720 49.824 50.683 51.754 53.120 - Nguyên, phụ liệu giày dép 169.538 173.076 180.102 184.735 193.648 - Phụ liệu ngành may 183.953 190.332 205.140 219.472 228.882
- Vải 624.778 649.274 681.632 697.267 730.582
NHẬN XÉT:
Trong giai đoạn 2001 – 2010 mức nhập siêu của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã tăng rất nhanh, vượt xa so với định hướng kế hoạch 2001 – 2010 của Chính phủ. Vì thế dự báo đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ nhập siêu xuống còn 14% và những năm tiếp theo sẽ tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
Theo Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc kiểm soát nhập siêu và cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn như ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên liệu, gia công xuất khẩu để giảm dần và thay thế nguồn nguyên nhiên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài như xăng dầu, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, da... Tuy nhiên cho tới năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải tăng nhập khẩu bột mì, nguyên phụ liệu tân dược, nguyên phụ liệu giàu dép và nguyên phụ liệu ngành may để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước.
Về chế biến dầu khí, Petrovietnam phấn đấu đến năm 2015, tổng công suất lọc dầu khoảng 16-17 triệu tấn/năm, đáp ứng 50-60% nhu cầu sản phẩm xăng dầu, 60 - 70% nhu cầu phân đạm, 50-60% nhu cầu nguyên liệu cho hóa dầu và các sản phẩm hóa dầu trong nước. Như vậy, sự phát triển của tập đoàn Dầu khí Việt Nam giúp dự báo xu hướng giảm nhập khẩu các mặt hàng như phân bón, xăng dầu trong thời gian tới.
Tuy nhập khẩu được đánh giá là cơ bản phục vụ tốt cho sản xuất hàng xuất khẩu phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ và tiêu dùng trong nước, nhưng nhập siêu vẫn luôn duy trì trong cán cân thương mại như hiện nay ẩn chứa trong đó những nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như gia tăng nợ công, gia tăng thất nghiệp, nhấn chìm thị trường chứng khoán trong nước,...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu đạt ở mức cao trong giai đoạn 2007 - 2010, trước hết là do các giải pháp nhằm hạn chế nhập siêu chưa được triển khai quyết liệt và có hiệu quả ở các ngành và doanh nghiệp - chưa đẩy mạnh sản xuất trong nước nhóm hàng vật tư - thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất và phục vụ xuất khẩu hiện có nhu cầu lớn chưa tập trung năng lực các ngành sản xuất những mặt hàng có hàng rào thuế quan nhập khẩu, đã và sẽ giảm mạnh trong thời gian tới do cam kết hội nhập. . ., Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công chế biến và nguyên liệu thô. Điều này cũng cho thấy, một mặt, nền sản xuất trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, vật liệu, thiết bị nhập khẩu, mặt khác, tính gia công của xuất khẩu còn rất lớn, tuy Việt Nam đã qua một chặng đường hơn 20 năm đổi mới. Bên cạnh đó nhiều dự án phục vụ cho việc sản xuất hàng tư liệu sản xuất như xăng dầu, máy móc thiết bị, bao gồm cả công nghiệp phụ trợ trong nước lại triển khai quá chậm chạp, càng làm cho nền kinh tế vốn đã phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài lại càng phụ thuộc thêm. Thứ ba, kể từ năm 2007 giá thế giới nhiều loại hàng hóa tăng nhanh làm cho giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng lên. Thêm vào đó do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu tăng mạnh cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng đã dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Do vậy, trong thời gian tới cán cân thương mại của Việt Nam sẽ vẫn tình trạng nhập siêu. Điều quan trọng là phải kiềm chế mức độ nhập siêu một cách phù hợp và phải phấn đấu giảm dần nhập siêu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu làm cho tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Hơn nữa, là thành viên của WTO Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, các ngành và các doanh nghiệp cần phải tận dụng tốt cơ hội này.