Phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài Việt Nam (Trang 65 - 67)

II. Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trong thời gian qua

2.2.Phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.

2. Những chỉ tiêu cụ thể của một công nghệ thích hợp với Việt Nam.

2.2.Phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.

Trong quá trình CGCN từ nớc ngoài vào Việt Nam, ngoài việc đánh giá tính hiện đại của công nghệ đó ra chúng ta không thể không đề cập đến sự phù hợp của công nghệ đó với điều kiện thực tế Việt Nam. Sự phù hợp của công nghệ đợc chuyển giao với thực tế Việt Nam đợc đặc biệt chú ý ở hai khía cạnh đó là tính thích nghi hoá của công nghệ và mức giá hợp lý của công nghệ đó.

2.2.1. Tính thích nghi hoá

Bởi vì mỗi công nghệ luôn có tính đặc thù riêng, đặc biệt là tính đặc thù theo địa phơng. Nếu chỉ dừng lại ở những tiêu chí trên để đánh giá tính hiện đại của công nghệ trong quá trình chọn công nghệ thì còn phiến diện xa thực tế. Rất nhiều công nghệ mặc dù trớc khi nhập vào Việt Nam trên cơ sở tính toán sẽ cho ta những lợi ích trông thấy, nhng sau khi nhập và tiến hành triển khai ứng dụng thì kết quả lại khác xa tính toán ban đầu, mà lý do chính đó là công nghệ đó không có "tính địa phơng hoá" và "thích nghi hóa".

Một ví dụ cho thấy, một công nghệ sản xuất Tivi tiên tiến ở những nớc có khí hậu ôn đớn hoặc hàn đới cho ra những sản phẩm hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thiết kế ban đầu, nhng cũng sản phẩm đó công nghệ đó khi đợc sử dụng tại các nớc có khí hậu nhiệt đới nh ở Việt Nam thì độ nét rất kém mà lý do chính là công nghệ sản xuất Tivi ở trên cha tính tới yếu tố "nhiệt đới hoá".

Nh vậy "tính thích nghi hoá" của công nghệ chuyển giao vào Việt Nam tr- ớc hết nó phải thích nghi đợc điều kiện tự nhiên của Việt Nam, và tiếp đó quá trình khai thác sử dụng, "Việt Nam hoá" công nghệ đó không vợt quá khả năng của ngời Việt Nam.

2.2.2. Giá cả của công nghệ đợc chuyển giao vào Việt Nam phải hợp lý .

Trong điều kiện còn eo hẹp về nguồn lực tài chính nh hiện nay, khi CGCN chúng ta phải cân nhắc kỹ lỡng tới yếu tố giá cả công nghệ trong mối quan hệ với tính hiện đại của nó.

Chúng ta không nhất thiết cứ phải bỏ ra một khoản tiền quá cao để tiếp nhận công nghệ tiên tiến nhất bởi lẽ, thứ nhất với khoản tiền quá cao nh thế cha hẳn chúng ta tiếp nhận đợc công nghệ hiện đại tiên tiến nhất mà nó còn phụ thuộc vào trình độ nhận biết của phía Việt Nam và thiện chí của phía nớc ngoài. Thứ hai, công nghệ quá cao không những giá chuyển giao rất cao, mà chi phí vận hành công nghệ đó cũng rất cao, trong khi vốn của ta không nhiều, hơn nữa trình độ khoa học kỹ thuật của ta còn yếu kém cha cho phép tiếp thu một cách có hiệu quả nhất công nghệ hiện đại đó, nh thế sẽ gây lãng phí thậm chí còn

phá hỏng cả những trang thiết bị đã đợc trang bị trớc đó. Thứ ba, trong điều kiện vốn còn eo hẹp song rất nhiều ngành sản suất của nền kinh tế cũng nh các bộ phận sản xuất trong một đơn vị sản xuất đều có nhu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ , do vậy chúng ta không thể bỏ ra một sự đầu t quá lớn vào CGCN quá cao trong vài bộ phận mà bỏ qua một nhu cầu cấp thiết của phần lớn nền kinh tế, nh vậy sẽ không có hiệu quả về tổng thể.

Tóm lại trong quá trình CGCN, khi tính tới yếu tố hiện đại và giá cả công nghệ, chúng ta luôn phải xem xét chúng một mối quan thống nhất với cùng mục tiêu là đổi mới công nghệ trong nớc, từng bớc CNH- HĐH nền kinh tế. Phải tuỳ từng khâu, từng ngành mà đa ra sự tính toán hợp lý giữa hai vấn đề là tính hiện đại và giá cả của công nghệ đợc chuyển giao.

Việc chúng ta lựa chọn mức độ hiện đại của một công nghệ và mức giá của nó ngoài việc căn cứ vào vai trò nội tại của nó và giá trị nội tại của nó ra còn phải xét vai trò phức hợp của công nghệ. Thông thờng với cùng một tính năng kỹ thuật cùng mức độ hiện đại, song công nghệ nào mà có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành sản xuất có liên quan, thì công nghệ đó dễ đợc chấp hơn dù rằng giá có cao hơn công nghệ cùng loại khác.

Một phần của tài liệu Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài Việt Nam (Trang 65 - 67)