I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
6 Minh Đức (2007), Đấu giá cơng khai ,5% vốn điều lệ Vietcombank
mại, thanh tốn xuất nhập khẩu và bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối. Biểu đồ sau đây thể hiện một số chỉ tiêu đáng chú ý của Vietcombank từ 2002 đến 2006:
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của Vietcombank từ 2002 đến 2006
Biểu
đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank từ 2002 đến 2006
Đơn vị: tỷđồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 của Vietcombank, tr.4)
3. Phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) 3.1 Điểm mạnh (Strengths)
So với các đối thủ cạnh tranh khác, Vietcombank cĩ nhiều điểm mạnh: - Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, VCB cĩ uy tín lâu năm và bề dày kinh nghiệm trong cơng tác thanh tốn xuất nhập khẩu và quan hệ rộng rãi với Ngân hàng tại các nước cĩ quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Cơng tác quảng bá sản phẩm, dịch vụ được thực hiện tốt. Cơng tác đa dạng hĩa sản phẩm được quan tâm đặc biệt, nhất là các sản phẩm dịch vụ tích
hợp cơng nghệ như dịch vụ thẻ, tài khoản, cho vay, ngân hàng điện tử (e- banking), ngân hàng qua điện thoại di động (mobile banking)...
- Đi đầu trong việc ứng dụng cơng nghệ hiện đại vào lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Với hệ thống ngân hàng lõi (core banking) được đưa vào sử dụng năm 2001, VCB đã tạo bước ngoặt về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong ngành ngân hàng Việt Nam, cho phép tập trung và vi tính hĩa mọi thơng tin và xử lý giao dịch cho khách hàng. Trên nền tảng này, Vietcombank đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm ngân hàng điện tử cao cấp. Tháng 4/2005, VCB đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2005 do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trao tặng do cĩ những thành tích to lớn trong việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào hoạt động ngân hàng.
- Vietcombank cĩ đội ngũ cán bộ, nhân viên trình độ nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm, yêu nghề; cùng với đĩ là một chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực tốt.
- Quy mơ tài sản lớn so với các NHTM Việt Nam hiện tại, tốc độ gia tăng tài sản khá nhanh. Kết thúc năm 2006, tổng tài sản của Vietcombank đạt 166.952 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm 2005, gấp 2-3 lần tốc độ tăng trung bình của ngành ngân hàng thế giới.
3.2Điểm yếu (Weaknesses)
- Trình độ quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp của Vietcombank so với các ngân hàng nước ngồi trong khu vực và quốc tế vẫn cịn yếu.
- Giao dịch tại các NHTM nĩi chung hiện nay ngày càng phát triển, khiến lượng dữ liệu ngân hàng phát sinh ngày càng lớn, VCB cũng khơng phải là ngoại lệ. Hệ thống cơng nghệ thơng tin tuy vẫn hỗ trợ xử lý thơng tin hàng ngày nhưng đã để lộ một sốđiểm yếu. Ví dụ như dịch vụ e- banking, hiện tại số lượng khách hàng đăng ký của VCB quá đơng nên nhiều khi tốc độ xử lý của ngân hàng khơng thểđáp ứng kịp, dẫn đến nhiều khách hàng đăng ký mới rất lâu mới được tạo tài khoản.
- Xuất phát từ ngân hàng chuyên doanh đối ngoại, nên VCB cịn hạn chế về mạng lưới và kinh nghiệm trong thị trường bán lẻ; ít các kênh cung ứng dịch
vụ ngân hàng bán lẻ, khơng cĩ nhiều chi nhánh, phịng giao dịch dể cĩ thể phục vụ khách hàng cá nhân được tốt hơn, thiếu kinh nghiệm về sản phẩm cũng như mơ thức quản lý ngân hàng bán lẻ. Đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Chức năng nhiệm vụ trong cơng tác ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buơn được quản lý phân tán, chia đều nhiệm vụ giữa các thành viên điều hành nên hạn chế việc phân cơng quản lý theo sản phẩm.
3.3 Cơ hội (Opportunities)
- Cơ hội từ mơi trường chính trị, pháp luật: Việt Nam luơn được đánh giá là một trong những nước cĩ sự ổn định về chính trị và pháp luật cao trong khu vực và trên thế giới. Đây là nền tảng vững chắc cho việc phát triển kinh tế của đất nước nĩi chung và hoạt động ngân hàng nĩi riêng. Trong thời gian tới, hệ thống pháp luật của Việt Nam sẽ trở nên gọn nhẹ và rõ ràng hơn.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hàng loạt những văn bản pháp luật đã ra đời tạo một khung pháp lý tương đối hồn chỉnh cho hoạt động cung cấp dịch vụ của các TCTD nĩi chung và các NHTM nĩi riêng. Ngồi việc sửa đổi, bổ sung Luật NHNN (năm 2003) và Luật các TCTD (năm 2004), Nhà nước đã tiến hành rà sốt các văn bản qui phạm pháp luật trong ngành ngân hàng để chỉnh sửa phù hợp với các cam kết quốc tế mà trước hết là Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Do đĩ, khuơn khổ thể chế về hoạt động ngân hàng ngày càng thơng thống và minh bạch hơn, gĩp phần từng bước hạn chế phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD , phân biệt rõ hơn chức năng của NHNN và NHTM, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các TCTD, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh và phát triển dịch vụ ngân hàng an tồn và hiệu quả.
- Cơ hội từ mơi trường kinh tế - xã hội: Với vai trị là tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào sựổn định và phát triển của mơi trường kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cĩ nhiều biến động khĩ lường thì tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định và Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế tốc độ cao. Từ năm 1991 đến 2000 GDP tăng liên tục qua các năm với nhịp độ
tăng 7,5%/năm. Tuy xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 nhưng trong giai đoạn 2001-2005 GDP vủa Việt Nam vẫn cĩ tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 7,5%. Năm 2006 GDP Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 8,17%, và theo báo cáo của tạp chí The Economist và hãng Cisco vừa cơng bố, giai đoạn 2006-2010 sẽ là thời kỳ vàng son của kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng GDP hàng năm khoảng 7%, cao thứ hai ở Châu Á chỉ sau Trung Quốc.
Trước tình hình phát triển kinh tế như vậy, ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như tỷ lệ tiền gửi so với GDP tăng từ 18,1% năm 1991 lên 60,3% năm 2004; tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt giảm từ 31,6% năm 1991 xuống 20,6% năm 2004 và khoảng 18% năm 2005… Cùng với thành cơng trong việc gia nhập WTO, Việt Nam hiện cĩ cơ cấu phát triển kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ đều khả quan, lạm phát được kiềm chếở mức độ cho phép (từ 8,4% năm 2005 giảm xuống cịn 6,6% năm 2006) 7. Sản xuất trong nước phát triển, giá cả hàng hĩa và dịch vụ tương đối ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao, từđĩ tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát triển và mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người dân và của doanh nghiệp.
- Cơ hội từ mơi trường khoa học – cơng nghệ: Cùng với tốc độ phát triển của khoa học cơng nghệ trên thế giới và những ứng dụng vào Việt Nam, trong thời gian tới đây, cơ sở hạ tầng thơng tin cho nền kinh tế cũng như các ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng sẽ ngày càng trở nên hiện đại. Mơi trường khoa học cơng nghệ sẽ tác động tới hoạt động ngân hàng trên ba mặt:
+ Hệ thống thơng tin và quản lý khách hàng của bản thân ngân hàng được chuẩn hĩa, liên kết, tập trung; từđĩ cho phép ngân hàng cĩ thể định hướng hoạt động của mình trên cơ sở hiểu rõ khách hàng mục tiêu.
+ Hệ thống xử lý và tác nghiệp tại ngân hàng được hiện đại hĩa, chuẩn hĩa cao, giúp ngân hàng cung ứng dịch vụ nhanh, chính xác tới khách hàng.
+ Hệ thống thơng tin của các khách hàng cũng liên tục được đổi mới và hồn thiện, giúp cho hoạt động của chính các khách hàng và việc giao dịch với ngân hàng trở nên thuận lợi hơn.
Những tác động này mở ra cơ hội phát triển đồng thời cũng địi hỏi các NHTM Việt Nam nĩi chung và Vietcombank nĩi riêng phải cĩ sự chuẩn bị về mọi mặt: tài chính, nhân sự…để thích ứng nhanh chĩng và hiệu quả.
- Trong thời điểm hiện tại, nhĩm các NHTMQD trong đĩ cĩ VCB đang thực hiện đề án tổng thể về cơ cấu lại hoạt động và tổ chức đểđáp ứng nhu cầu phát triển mới của ngân hàng trong điều kiện hội nhập. Trong đĩ cĩ cơ cấu lại hình thức sở hữu thơng qua cổ phần hĩa, qua đĩ bổ sung thêm nguồn vốn đảm bảo các chuẩn mực quốc tế. VCB là NHTMQD đầu tiên tiến hành cổ phần hĩa. Trong quý 4/2007 tới đây VCB sẽ tiến hành bán đấu giá cơng khai lần đầu tiên 6,5% vốn điều lệ. Đây chính là điều kiện thuận lợi tạo đà cho VCB phát triển thành một tập đồn tài chính hùng mạnh trong tương lai.
3.4 Thách thức (Threats)
3.1.1 Thách thức chung của ngành ngân hàng
- Đối với NHNN – cơ quan quản lý tiền tệ và hệ thống ngân hàng: Hệ thống pháp luật của Việt Nam nĩi chung và hệ thống chính sách, pháp luật ngân hàng nĩi riêng hiện tuy đang tiếp tục được hồn thiện nhưng thực tế vẫn cịn thiếu, chưa đồng bộ và khá nhiều vấn đề chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế. Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngồi như: rủi ro về giá, tỷ giá, lãi suất và các rủi ro hệ thống bắt nguồn từ sự lan truyền các cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính khu vực và trên thế giới. Trong khi đĩ, năng lực điều hành chính sách tiền tệ cũng như năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN cịn hạn chế.
- Đối với các NHTM trong nước nĩi chung: Các NHTM trong nước cịn nhỏ về quy mơ, mạng lưới tổ chức, vốn và tài sản (vốn điều lệ của tồn bộ hệ thống NHTM Việt Nam khoảng 40.000 tỷ VNĐ; trong đĩ vốn các ngân hàng trong nước khoảng 30.000 tỷ VNĐ, vốn nước ngồi khoảng 555 triệu USD) 8, nguồn nhân lực cịn yếu về trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý và kiểm sốt cịn chưa đủ đáp ứng để hội nhập kinh tế quốc tế, do đĩ sẽ rất khĩ