Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật những đường lối, chủ trương, những biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo và quản lý, phù hợp với bản chất chế độ xã hội - chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích cao nhất là thoả mãn các nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về đời sống vật chất và văn hoá. Chính sách xã hội đúng là một động lực quan trọng của phát triển sản xuất, tiến bộ xã hội.
Chính sách xã hội là công cụ nhằm thực hiện mục tiêu vì sự phát triển toàn diện của con người, thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo của một chế độ xã hội. Trước đây khi còn sống, với tư cách là người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng hệ thống chính sách xã hội vì con người. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, để tiếp tục sự nghiệp đó của Hồ Chí Minh, chúng ta cũng cần phải đổi mới và hoàn thiện chính sách xã hội theo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách xã hội với cơ cấu xã hội, quản
lý xã hội và các chính sách kinh tế, văn hoá.
Bất cứ một chế độ xã hội - chính trị nào đều là một quá trình gắn liền với sự biến đổi sâu sắc của cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng chính sách xã hội phải gắn với cơ cấu xã hội, vì chính sách xã hội hướng vào những nhu cầu lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội.
Chính sách xã hội phải gắn với cơ cấu xã hội, phản ánh được lợi ích chung của dân tộc với lợi ích riêng của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng dân tộc, tôn giáo…, tạo sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của từng giai cấp, tầng lớp xã hội cụ thể; chính sách xã hội
phản ánh được nguyện vọng sâu xa của từng giai cấp, tầng lớp xã hội, trên cơ sở đó tạo ra động lực thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ.
Chính sách xã hội phải thể hiện nhuần nhuyễn trong quản lý xã hội. Đó là sự tác động có mục đích, có ý thức, bằng đường lối, chính sách, pháp luật vào cơ cấu xã hội, định hướng các giá trị, chuẩn mực xã hội. Chính sách xã hội phải thể hiện trong chính sách kinh tế, văn hoá, gắn liền sự tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Thứ hai, thực hiện chính sách xã hội phải trên cơ sở sự tăng trưởng của kinh tế, kết
hợp sự tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Điều đó phải được thể hiện ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi chính sách phát triển kinh tế phải đồng thời hướng tới thúc đẩy phát triển văn hoá, xã hội; mỗi chính sách phát triển văn hoá - xã hội phải tạo điều kiện thúc đẩy cao nhất cho phát triển kinh tế.
Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân đều có cơ hội tiếp cận công bằng các nguồn lực phát triển, các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, việc làm, thông tin, tư vấn pháp luật…để họ có thể tự lo liệu và dần dần cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Thứ ba, trong việc xây dựng chính sách xã hội, Đảng và Nhà nước cần quan xây
dựng và thực hiện đồng bộ, nhất quán các chính sách xã hội vì sự phát triển toàn diện con người, cụ thể:
- Về việc làm và thu nhập. Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đúng đắn để giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, có chính sách ưu đãi với người bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Nâng cao dần mức thu nhập cho người lao động. Để giải quyết tốt vấn đề việc làm trong điều kiện nước ta hiện nay, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Một là, phải nhận thức đúng và đầy đủ quan điểm coi con người là trung tâm trong
giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, phát triển vì con người và chính con người tạo ra sự phát triển. Coi giải quyết việc làm, nâng cao mức sống là nhiệm vụ của từng gia đình, tập thể và toàn xã hội, của các ngành và các thành phần kinh tế, từ Trung ương đến địa phương.
Hai là, mở rộng phát triển thành phần kinh tế tư nhân, dạng hoá các ngành nghề tạo
nhiều việc làm cho người lao động, đồng thời huy động nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia tạo việc làm, khai thác ưu thế của mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế, mỗi địa phương để hỗ trợ cần thiết cho sự chênh lệch phát triển vùng và ngành, các nhóm dân cư, tạo ra nội lực phát triển nguồn nhân lực, tạo nhiều việc làm nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao dần mức thu nhập. Ngoài ra cần tiếp tục tăng cường xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Ba là, Đi đôi với giải quyết việc làm là phải đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả giảm tỷ
lệ gia tăng dân số bảo đảm sự ổn định quy mô và cơ cấu dân số. Thực hiện tốt chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010.
- Tiếp tục thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo. Có chính sách hỗ trợ đối với những người nghèo như đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Từng bước rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị; giữa miền núi với miền xuôi; giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Để thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo, Đảng và Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh, coi đây là chìa khóa để giải
bài toán xoá đói giảm nghèo. Thực tế kinh nghiệm thời kỳ 1990 – 2005 cho thấy với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7,5% sẽ giúp cho công cuộc xoá đói giảm nghèo có được những bước đi nhanh. Cần phải bảo đảm cho các khu vực nghèo một tốc độ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình để người nghèo có cơ hội nâng cao mức thu nhập và chi tiêu của họ bằng cách tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo, hộ nghèo; chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập.
Hai là, hướng trung tâm chiến lược xoá đói giảm nghèo vào phát triển nông nghiệp
và nông thôn, bảo đảm cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững. Muốn vậy cần thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp nhằm giảm rủi ro cho nông dân; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng việc làm phi nông nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
Ba là, tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuât, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế để tự vươn lên xoá đói giảm nghèo như: hỗ trợ về vốn, công nghệ, tăng đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các địa phương đặc biệt khó khăn.
Bốn là, coi công tác xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn xã hội, thông qua công
tác tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức được vai trò, ý nghĩa của công tác xoá đói giảm nghèo. Nâng cao năng lực cán bộ các cấp chính quyền và đoàn thể, đặc biệt là cán bộ xã, thôn, bản; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Có chính sách ưu đãi đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động của y tế dự phòng. Kiểm soát chặt chặt chẽ công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Mở rộng chính sách bảo hiểm y tế. Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.
- Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội bao gồm: 1) Chính sách ưu đãi xã hội, nhằm bảo đảm mức sống ít nhất trên trung bình cho những người có công trong quá trình cách mạng và kháng chiến trước đây; 2) Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm huy động sự tích góp phần thu nhập của những người lao động lục bình thường để dành chi tiêu cho lúc gặp khó khăn (thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già…); 3) Chính sách trợ cấp xã hội để hỗ trợ giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương như người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ…; 4) Chính sách cứu tế xã hội để cưu mang những người bị thiệt hại nặng do hậu quả của chiến tranh hoặc thiên tai mang lại; 5) Chính sách tương trợ xã hội, như phát huy truyền thống tương thân, tương ái “lá lành đùm lá
rách”trong cộng đồng để giúp nhau vượt qua lúc khó khăn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện
đời sống.
Kết luận chương 3
20 năm trôi qua kể từ khi Đảng ta khởi xuớng đường lối đổi mới tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986). Mục tiêu của công cuộc đổi mới xét đến cùng là vì sự phát triển đất nước, hạnh phúc của nhân dân; là sự tiếp nối sự nghiệp giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại.
Thực hiện đường lối đổi mới, 20 năm qua, nước ta đã giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ hoá xã hội ngày càng mở rộng; đời sống vật
chất, văn hoá tinh thần, sức khoẻ của nhân dân không ngừng được nâng lên; bước đầu thực hiện có kết quả chính sách xã hội vì sự phát triển toàn diện con người; thực hiện tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội,v.v. Bên cạnh đó, còn tồn tại những hạn chế như: việc thực hiện dân chủ hoá còn nhiều bất cập; việc kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội còn nhiều hạn chế; chất lượng giáo dục - đào tạo còn nhiều bất cập,v.v. là những trở lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, làm chậm tiến trình đi đến giải phóng triệt để con người.
Để tiếp tục sự nghiệp giải phóng con người trong công cuộc đổi mới, việc tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự nghiệp giải phóng triệt để con người - động lực của mọi cuộc cách mạng là vấn đề có ý nghĩa cấp bách hiện nay.
Kết luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, suốt cuộc đời phấn đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, trước lúc đi xa, Người đã kịp để lại cho Đảng và dân tộc ta một di sản tư tưởng vô giá, trong đó có vấn đề về giải phóng người.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn - ham muốn tột bậc - là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Thực chất đó là mong muốn đi tới giải phóng triệt để con người. Giải phóng người Việt Nam là sự nghiệp cao cả và vĩ đại nhất của Hồ Chí Minh. Đó là ước mơ, hoài bão; là khát vọng cháy bỏng, chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người, từ lúc ra đi tìm đường cứu nuớc cho đến khi về nơi vĩnh hằng.
Cảm thông sâu sắc trước sự cùng khổ của người Việt Nam dưới chế độ thực dân, phong kiến; từ nhận thức đúng đắn về con người, bản chất con người, vai trò, vị trí của con người đối với sự phát triển của lịch sử, Hồ Chí Minh đi đến nhận thức về sự nghiệp giải phóng con người: đối tượng giải phóng trên cả hai bình diện cộng đồng và cá nhân con người; giải phóng con người thống nhất với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; giải phóng người Việt Nam muốn thắng lợi phải có điều kiện: Do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Giải phóng người Việt Nam là sự nghiệp của chính bản thân con người Việt Nam.
Những quan điểm trên đây của Người có giá trị to lớn, không chỉ dừng lại ở tư tưởng, lý luận mà thực sự trở thành hiện thực sinh động.
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện giải phóng người Việt Nam một cách toàn diện. Cống hiến to lớn của Người là ở chỗ, đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản; lãnh đạo toàn dân vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng con người về chính trị. Là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo thực hiện xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giải phóng con người về mặt kinh tế. Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng
nền văn hoá mới, con người mới Việt Nam, đồng thời xây dựng và từng bước thực hiện chính sách xã hội vì con người.
Trước yêu cầu phát triển của đất nước, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, bắt đầu từ Đại hội Đại biều toàn quốc lần thứ VI (12-1986). Công cuộc đổi mới của Đảng thực chất là quá trình tiếp nối sự nghiệp giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Qua hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nước ta đã giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Song, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hạn chế trong trình đi tới giải phóng triệt để con người, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.
Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đang đặt ra, chúng ta cần:
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân lao động.
- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; phát huy nhân tố con người.
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện chính sách xã hội vì con người.
Theo chúng tôi, đó là những giải pháp hữu hiệu nhất để tiếp tục thực hiện có kết quả sự nghiệp giải phóng con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta./.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Phạm Ngọc Anh (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và vận dụng nó trong điều kiện nước ta hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
2.Ban tư tưởng văn hoá Trung ương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Hà Nội.
3.Nguyễn Trọng Chuẩn (2005), “Để phát triển con người một cách bền vững”, Triết học (01), tr. 5-8.
4.Hoàng Công (1996), “Quyền con người nhìn từ góc độ triết học”, Triết học (03), tr.40 - 43.
5.Thành Duy (2000), “Hồ Chí Minh với việc phát huy sức mạnh của văn hoá trong đấu tranh giữ nước, giải phóng dân tộc”, Triết học (5), tr.31 - 34.
6.Thành Duy (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người”, Lịch sử Đảng (12), tr.24 - 30.
7.Bình Dương (2003), “Tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động - một tiền