Giải phóng người Việt Nam về chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx (Trang 40 - 47)

Giải phóng con người về mặt chính trị là làm cho con người thoát khỏi địa vị nô lệ, trả lại vị thế tự do cho con người trong chính trị (nắm lấy quyền lực nhà nước thông qua đại diện của mình) và xã hội (thông qua thể chế nhà nước).

Giải phóng con người về chính trị là sự giải phóng con người khỏi sự khép kín về đẳng cấp, về địa vị, về vị trí của con người trong xã hội; là sự thừa nhận bản chất phổ biến của con người, thừa nhận bản tính loài của con người trái với tất cả những sự khác biệt hiện thực của con người.

Cống hiến nổi bật của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng con người về mặt chính trị thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, Hồ Chí Minh tìm đường và dẫn dắt nhân dân Việt Nam đấu tranh giành lại

quyền tự do độc lập.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đã diễn ra liên tục, sôi nổi khắp ba miền Bắc- Trung- Nam. Giành lại độc lập, tự do là mục tiêu của mọi cuộc đấu tranh, mọi cuộc bạo động, khởi nghĩa, nhưng phương pháp thực hiện mục tiêu đó lại không giống nhau: bạo động hay bất bạo động; cải lương hay đấu tranh trực diện; cô lập với bên ngoài hay dựa vào đế quốc khác để chống lại thực dân Pháp.

Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai nhà yêu nước tiêu biểu, các ông không chỉ mong muốn giải phóng dân tộc mà còn đề cập đến vấn đề giải phóng xã hội và giải phóng con người, như vấn đề về dân trí, dân khí, dân sinh, dân quyền, v.v.., Song, do hạn chế của lịch sử và bản thân mà hoài bão của các ông về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người đã không thực hiện được.

Động lực thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường cứu nước là khát vọng độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Việc ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành (6-1911) không phải là một hành động ngẫu nhiên, tự phát; không phải vì mình hay

cho mình mà bắt nguồn từ lòng yêu nước, thương dân, thương đồng bào đang bị áp bức nô

dịch dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến.

Khác với các bậc cách mạng tiền bối, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây, đến chính nước Pháp - nơi có khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái”- để tìm cách giải quyết nghịch lý “lý tưởng thì tốt đẹp mà hiện thực lại xấu xa”. Gần 10 năm bôn ba hầu hết các châu lục, làm nhiều nghề để sống và thực hiện hoài bão của mình, Nguyễn Tất Thành được chứng kiến thực trạng xã hội những nơi mà Anh đã đi qua, ở đâu cũng có kẻ giàu, người nghèo; kẻ áp bức và người bị áp bức. Thực tế ấy đã tác động sâu sắc đến tình cảm, củng cố niềm tin và ý thức chính trị của Nguyễn Tất Thành quyết tâm giải phóng dân tộc làm điều kiện tiên quyết cho đấu tranh vì tự do, hạnh phúc con người.

Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc đến với chủ nghĩa Lênin và Cách mạng tháng Mười. Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp (12-1920), Người tán thành bỏ phiếu thành lập Quốc tế cộng sản do V.Lênin sáng lập. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt về chất trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Nguyễn ái Quốc, từ người Việt Nam yêu nước trở thành chiến sỹ xuất sắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Kể từ đây con đường cứu nước giải phóng dân tộc được Người lựa chọn là con đường cách mạng vô sản - cuộc cách mạng triệt để nhất vì mục tiêu giải phóng con người.

Nhận thức rõ sự nghiệp đấu tranh giành quyền tự do cho con người là một quá trình khó khăn gian khổ, muốn giành được thắng lợi phải có Đảng cộng sản lãnh đạo, vì vậy, sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là quá trình chuẩn bị công phu của Nguyễn ái Quốc và các chiến sỹ cách mạng.

Đầu năm 1930, Nguyễn ái Quốc từ Xiêm (Thái Lan) trở lại Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và soạn thảo các văn kiện: Chánh cương vắn tắt; Sách lược vắn

tắt; Chương trình tóm tắt; Điều lệ vắn tắt, được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Các nhiệm vụ cách mạng được vạch ra trong Cương lĩnh bao gồm cả nội dung dân

tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, mở đường phát triển đất nước tiến lên xã hội cộng sản, trong đó nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho toàn thể đồng bào.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng - Cương lĩnh Hồ Chí Minh là một cương lĩnh cách mạng đúng đắn, sáng tạo, nhuần nhuyễn tính giai cấp, tính dân tộc. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi, là viên ngọc quý được khảm trong cương lĩnh cách mạng Hồ Chí Minh.

Giải phóng con người thống nhất với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, ba cuộc cách mạng đó có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp bách đặt ra, là cuộc cách mạng đầu tiên của tiến trình đi đến giải phóng triệt để con người. Nắm bắt được đòi hỏi khách quan đó, khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28-1- 1941), tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5-1941), Nguyễn ái Quốc chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập trung mũi nhọn đấu tranh chống đế quốc, Người chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng” [45, tr.198].

Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt minh, nhằm tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước, không phân biệt

công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản bản xứ, địa chủ yêu nước, đoàn kết cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc. Bản Chương trình Việt minh do Người khởi thảo nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất là giải phóng triệt để con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về chính trị, bản Chương trình Việt minh ghi rõ: “hễ ai là người Việt

Nam… đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ bọn Việt gian phản quốc” [45, tr.583]; mọi người dân Việt Nam đều có quyền tự do dân chủ: quyền “tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong nước, tự do xuất dương. Bỏ chế độ bắt phu và các chế độ áp bức do đế quốc đặt ra” [45, tr.583].

Hồ Chí Minh viết nhiều bài báo để tuyên truyền, vận động các giai cấp, tâng lớp xã hội tập hợp lại trong các tổ chức thành viên của mặt trận lấy “cứu quốc”làm đầu như: “Công nhân Cứu quốc hội”; “Nông dân Cứu quốc hội”; “Phụ nữ Cứu quốc hội”; “Thanh niên Cứu quốc hội”… do Mặt trận Việt minh lãnh đạo. Người có tiền giúp tiền, kẻ có sức

giúp sức, đồng tâm hiệp lực triệu người như một đấu tranh giành tự do độc lập cho dân tộc. Từ những tổ chức thí điểm Việt Minh đầu tiên ở Hà Quảng (Cao Bằng), Mặt trận Việt Minh đã phát triển khắp toàn quốc, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước trong các tầng lớp thanh niên, học sinh, các nhân sĩ trí thức…tham gia vào sự nghiệp đấu tranh chống Pháp, Nhật. Mặt trận Việt Minh thực sự đóng vai trò nòng cốt của lực lượng chính trị của quần chúng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị, Hồ Chí Minh và Đảng ta coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Người trực tiếp soạn, giảng về nghệ thuật chiến tranh, chiến thuật du kích, tổ chức huấn luyện quân sự chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 12-1944, Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tổ chức tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng

bách chiến bách thắng.

Tình hình chính trị thế giới và Việt Nam có nhiều chuyển biến mau lẹ. Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Việt Nam. Cao trào kháng Nhật của nhân dân ta nổ ra mạnh mẽ; hàng loạt xã, tổng, châu, huyện ở Việt Bắc được giải phóng và thành lập các ủy ban dân tộc giải phóng các cấp. Tháng 5-1945 Hồ Chí Minh từ Cao Bằng trở về Tân Trào (Tuyên Quang) lãnh đạo toàn dân chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trước thời cơ cách mạng xuất hiện, Hồ Chí Minh và Đảng ta quyết định triệu tập Hội nghị toàn quốc từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945 và Đại hội quốc dân, họp ngày 16 tháng 8 năm 1945 đề ra chủ trương tiến hành tổng khởi nghĩa.

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Đông Dương, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên

ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là văn kiện quan trọng của

Đảng và của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh phúc; là bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, không chỉ khẳng định những nguyên tắc pháp lý về độc lập dân tộc mà còn khẳng định quyền dân tộc và quyền cơ bản của con người. Thông qua việc trích dẫn những lời bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền Pháp 1791, Người đi đến khẳng định quyền của dân tộc, “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể

dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [46, tr.4].

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã minh chứng cho tư tưởng của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cống hiến quan trọng vào tiến trình cách mạng thế giới: phá vỡ hệ thống thuộc địa chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất của nó, mở đầu giai đoạn tan rã của hệ thống thuộc địa cũ trên toàn thế giới.

Thứ hai, Hồ Chí Minh lãnh đạo đấu tranh bảo vệ quyền của người dân trong một nước Việt Nam độc lập.

Giải phóng con người về mặt chính trị không đơn thuần chỉ là xóa bỏ ách áp bức dân tộc, điều quan trọng là phải giành và thực thi các quyền con người

Quyền con người, được hiểu là những đòi hỏi chính đáng về tự do và những nhu cầu cuộc sống cơ bản cần được đáp ứng của con người. Quyền con người thường gắn với tự do cá nhân, đấu tranh vì quyền con người cũng tức là đấu tranh cho tự do của con người. Tất nhiên, cần phải hiểu tự do ở đây là tự do chân chính, tự do là có thể làm mọi cái không hại cho người khác, vì vậy việc thực hiện các quyền tự nhiên của mỗi người chỉ có giới hạn là việc bảo đảm cho những thành viên khác của xã hội cũng được hưởng chính những quyền ấy. Hiến pháp 1791 của nước Pháp viết: quyền con người - đó là “quyền tự do, sở hữu, được an toàn và chống lại áp bức”. Tuyên ngôn Độc lập của nuớc Mỹ có ghi: quyền con người - đó là “các quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Quyền của con người có rất nhiều, song, Hồ Chí Minh thường quan tâm là giành và thực thi quyền lực chính trị và quyền tự do cá nhân. Để thực hiện các quyền con người, theo Hồ Chí Minh, phải xây dựng được một chế độ chính trị dân chủ, tức là quyền làm chủ thuộc về nhân dân.

Trong bất kỳ xã hội nào cũng vậy, nếu không có dân chủ, hoặc có nhưng chỉ là giả tạo sẽ dẫn đến hiện tượng: có thể xóa bỏ được sự bóc lột, nhưng không xóa bỏ được sự nô dịch dưới tất cả mọi hình thức biến tướng của nó, từ đó sẽ dẫn đến sự nô dịch về tinh thần và sự tái phát về “tha hóa” là điều không thể tránh khỏi.

Vấn đề quyền lực chính trị thuộc về nhân dân được Hồ Chí Minh đặt ra từ rất sớm. Trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, gửi tới hội nghị Vecxây năm 1919, Nguyễn ái Quốc đòi Chính phủ Pháp thực hiện “Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người âu châu” [43, tr.435]; đòi hỏi cho nhân dân An Nam được hưởng các quyền: tự do báo chí, tự do ngôn luận; tự do lập hội và hội họp; tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dưong; tự do học tập; thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Trong Đường Kách

mệnh (1927), Nguyễn ái Quốc viết: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho

đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc” [44, tr.270].

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc xây dựng hiến pháp. Người coi đây là một nhiệm vụ cấp bách, bởi hiến pháp là cơ sở pháp lý để ban hành các đạo luật và sắc lệnh đảm bảo cho nhân dân được hưởng trực tiếp những quyền tự do dân chủ.

Hồ Chí Minh cho rằng, hiến pháp theo lý tưởng dân quyền là yếu tố của văn hoá chính trị, là nhu cầu sinh tồn của dân tộc. Do đó, “xây dựng chính trị: dân quyền” là một trong năm điểm lớn để xây dựng nền văn hoá dân tộc mà trong đó, dân chủ được mở rộng theo lý tưởng dân quyền sẽ tạo điều kiện cho nhân dân được trực tiếp tham gia quản lý nhà nước.

Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được tổ chức trên cả nước đã thành công rực rỡ. Ngày 2-3-1946, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp phiên thứ nhất tại Nhà hát lớn Hà Nội đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Trong lễ nhậm chức, Người đọc lời tuyên thệ “trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hòa Việt Nam, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc” [46, tr..196].

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo, được thông qua tháng 11-1946, trong đó khẳng định quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động. Điều 1 – chương I của Hiến pháp khẳng định rõ: “Nước

Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [20, tr.8]. Điều 6 - chương II của Hiến pháp cũng khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá” [20, tr.9]. Điều 10 -

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)