Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx (Trang 79 - 81)

đa dạng hoá các hình thức sở hữu

Trong xã hội có giai cấp, quyền tự do về kinh tế của chủ thể sản xuất là cơ sở để hình thành chế độ dân chủ. Không có dân chủ trong kinh tế sẽ không có dân chủ trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Vì vậy, sự nghiệp giải phóng con người ở nước ta hiện nay muốn đi đến thành công, tất yếu đòi hỏi phải giải phóng về mặt kinh tế. Thực chất của giải phóng con người về mặt kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất, tạo “sân chơi” bình đẳng để mọi người dân trong xã hội đều được tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật.

Trước đây, Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ nguồn gốc của sự “tha hoá” con người chính là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, Người đã làm hết sức mình để giải phóng người Việt Nam từng bước thoát khỏi ách áp bức kinh tế của thực dân, phong kiến. Tiếp tục sự nghiệp cao cả đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào điều kiện mới chúng ta cần:

Thứ nhất, thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với

những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng, đó là:

Kinh tế nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế cá thể, tiểu chủ; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đều là bộ phận cấu thành nền kinh tế, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thể hiện ở việc tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy và là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế.

Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã, không hạn chế về ngành nghề, địa bàn và lĩnh vực. Khuyến khích phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể, các loại hình doanh nghiệp của tư nhân; mọi công dân đều có quyền tự

do tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội và nguồn lực kinh doanh, trong thông tin và nhận thông tin.

Huy động mạnh mẽ tiềm năng kinh tế của mọi công dân, mọi thành phần kinh tế, rỡ bỏ mọi rào cản để khơi dậy nguồn lực to lớn của nhân dân, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tiềm năng của con người vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện dân chủ hoá kinh tế trong điều kiện nước ta hiện nay, Nhà nước cần ban hành, hoàn thiện và thực thi nghiêm túc các đạo luật, bảo đảm quyền dân chủ kinh tế. Thể chế hoá các quyền dân chủ về kinh tế của người lao động bằng pháp luật; có cơ chế để nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát việc chi tiêu, sử dụng tài chính, cơ sở vật chất, tài sản của Nhà nước và phân phối phúc lợi công cộng. Cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô, làm cho nền kinh tế thị trường phát triển mà không gây nên những hậu quả xấu về mặt xã hội.

Từng bước thiết lập và thực hiện cơ chế người lao động tham gia giữ địa vị người chủ đích thực trong kinh tế: làm chủ tư liệu sản xuất, có thực quyền sở hữu và sử dụng tư liệu sản xuất, từ đó làm chủ quá trình tổ chức, quản lý và phân phối sản phẩm.

Cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước phải tạo ra sự năng động trong đời sống kinh tế, giải phóng sức sản xuất xã hội, thúc đẩy hành vi tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân người lao động, của từng tập thể và toàn xã hội. Cơ chế quản lý kinh tế thích hợp sẽ tạo hành lang pháp lý cho sự đa dạng của các ngành nghề, qua đó ngưòi lao động bộc lộ hết năng lực của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong những năm đổi mới, cơ chế quản lý của Nhà nước ta đã hướng vào con người nói chung và người lao động nói riêng. Tổng kết 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của nhiều cơ chế không hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo, chủ động hơn trong tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội” [9, tr.60].

Cần có sự điều tiết của Nhà nước ở tầm vĩ mô làm cho nền kinh tế thị trường không phát triển tự phát, từ đó ngăn chặn và khắc phục những mặt trái do kinh tế thị trường gây

ra có hại cho con người như: cạnh tranh không lành mạnh, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, v.v.. làm cho các quan hệ xã hội ngày càng lành mạnh.

Thứ hai, thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu.

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tương ứng với nó là sự tồn tại của các hình thức sở hữu. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở của hệ thống quan hệ sản xuất trong bất cứ xã hội nào; quan hệ đó quyết định những đặc trưng quan trọng nhất của hệ thống quan hệ sản xuất, quyết định địa vị người lao động trong hệ thống sản xuất xã hội. Sự tồn tại khách quan của các hình thức sở hữu tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế. Vì vậy, cần có quan niệm đúng đắn về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất sao cho phản ánh được sự đa dạng phong phú của tư liệu sản xuất.

ở nước ta hiện nay, lực lượng sản xuất vẫn ở tình trạng phân tán lạc hậu, đang từng buớc phát triển. Vì vậy, cần thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp, trong đó sở hữu Nhà nước đóng vai trò chi phối.

Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu là điều kiện bảo đảm dân chủ về kinh tế - cơ sở quan trọng thực hiện mục tiêu giải phóng con người ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx (Trang 79 - 81)