Trước đây khi đề cập đến con đường nhằm thực hiện lý tưởng giải phóng quần chúng lao động bị áp bức, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, đưa “con người từ vương quốc
của tất yếu sang vương quốc của tự do”, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đều
cho rằng đó là con đường đấu tranh tự giải phóng. Giải phóng con người là tư tưởng trung tâm, là điểm xuất phát trong cách đặt vấn đề xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, trong đó sự phát tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Các ông cho rằng, bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ, nó trả thế giới con người,
những quan hệ của con người về với bản thân con người; chỉ khi nào con người cá nhân hiện thực hấp thu người công dân trừu tượng của nhà nước vào bản thân nó và với tư cách là con người cá nhân trong cuộc sống kinh nghiệm chủ nghĩa của mình, trong lao động cá nhân của mình, trở thành một sinh vật loài; chỉ khi nào con người nhận thức được “những lực lượng của bản thân” thành những lực lượng xã hội, và vì vậy sẽ không còn tách lực lượng chính trị ra khỏi bản thân mình - chỉ khi ấy giải phong con người mới được hoàn thiện” [35, tr.577-578].
Từ quan niệm trên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong khi bàn về vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã đi đến khẳng định: sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân chỉ có thể giành thắng lợi khi nào chuyển được từ giai cấp “tự nó” trở thành giai cấp “vì nó”; chỉ khi nào nhận thức được sự nghiệp giải phóng giai mình phải do sự nỗ lực của bản thân giai cấp mình.
Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ những năm đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh sớm nhận thức sự nghiệp giải phóng con người là một quá trình đấu tranh tự giải phóng. Trong Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, Nguyễn ái Quốc viết: “Hỡi anh em các dân tộc thuộc địa!...Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” [44, tr.127-128]. Sau này, khi về nước lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào toàn quốc hãy đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chỉ rõ phải đem sức dân, tài dân mà làm lợi cho dân.
Quan điểm tự giải phóng con người của Hồ Chí Minh có cơ sở xuất phát từ niềm tin vào sức mạnh và phẩm giá con người. Mặt khác, là động vật có tính xã hội, con người luôn mong muốn được giải thoát khỏi sự giàng buộc của thế giới tự nhiên - xã hội, của chính bản thân con người để giành lấy tự do, hạnh phúc, từng bước vươn tới cái chân - thiện - mỹ.
Để có thể biến thành quá trình tự giải phóng, Hồ Chí Minh chỉ rõ, mỗi con người phải tự ý thức được về nguyên nhân gây nên sự khổ đau cho con người; rằng mọi khổ đau không phải là “do trời” hay “số mệnh” định đoạt, mà là ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến mang lại. Tìm nguyên nhân và giải phóng con người thoát khỏi sự khổ đau
không phải ở đâu đó bên ngoài thế giới, bên ngoài con người mà ở chính xã hội hiện thực, trong đó con người đang sinh sống và hoạt động. Mỗi con người phải nhận thức được bổn phận và trách nhiệm của mình, từ đó đoàn kết đấu tranh vì mục tiêu chung của toàn dân tộc.
Kết luận chương 1
Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, vấn đề con người và sự nghiệp giải phóng con người có mối quan hệ biện chứng. Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin khi tiếp cận vấn đề con người, Hồ Chí Minh nhận thức rõ sự cùng khổ của người dân Việt Nam dưới chế độ thực dân, phong kiến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; Con người là vốn quý nhất, yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Người quan niệm: con người mang bản chất xã hội - lịch sử, không có con người trừu tượng mà chỉ có những con người cụ thể sống trong một chế độ xã hội nhất định; con người mang bản chất giai cấp; trong mỗi con người luôn tồn tại đan xen giữa hai mặt: tốt - xấu (thiện - ác).
Từ nhận thức đúng đắn về con người và bản chất con người, đã hình thành trong tư duy Hồ Chí Minh về sự giải phóng người Việt Nam. Đối tượng giải phóng trên các bình diện: cộng đồng dân tộc, giai cấp và mỗi cá nhân con người. Giải phóng con người thống nhất với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Sự nghiệp giải phóng con người là một quá trình đầy khó khăn, gian khổ, muốn thắng lợi đòi hỏi phải có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản; đó là sự nghiệp của chính bản thân con người.
Vấn đề con người và giải phóng con người không chỉ dừng lại ở trong nhận thức, tư tưởng của Hồ Chí Minh mà thực sự biến thành động cơ, mục đích cho những hành động cách mạng của Người.
Chương 2
Sự nghiệp giảI phóng người việt nam Của Hồ Chí Minh trong thực tiễn - những cống hiến chủ yếu