Sự nghiệp giải phóng người Việt Nam muốn thắng lợi phải do Đảng cộng sản lãnh đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx (Trang 33 - 37)

sản lãnh đạo

C.Mác và Ph.ăngghen - những nhà khai sáng của chủ nghĩa xã hội khoa học, trong khi phân tích kết cấu kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Sứ

mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được quy định do địa vị lịch sử - xã hội của nó. Trong

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.ănghen đã khẳng định: “Trong tất cả các

giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” [37, tr.610]. Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình, đòi hỏi giai cấp công nhân phải tổ chức ra được một chính đảng để lãnh đạo, chỉ có như vậy mới có thể giành được thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản khỏi ách bóc lột của giai cấp tư sản.

Kế thừa những giá trị tư tưởng của C.Mác và Ph.ăngghen, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, V.Lênin tiếp tục khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, “Chỉ có giai cấp vô sản công nghiệp ở thành thị, do Đảng cộng sản lãnh đạo mới có thể giải phóng quần chúng lao động ở nông thôn thoát khỏi ách tư bản và chế độ chiếm hữu lớn của địa chủ, thoát khỏi sự phá sản và chiến tranh và đế quốc chủ nghĩa” [31, tr.184- 185]. Tuy nhiên, theo V.Lênin, giai cấp công nhân không thể hoàn thành sứ mệnh mà lịch sử đã giao cho nếu chưa tổ chức ra được một chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời xuất phát từ thực tiễn thất bại của phong trào yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh ngay từ rất sớm đã nhận thức rõ vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Người khẳng định: Trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, bằng cách liên minh với giai cấp nông dân.

Đứng vững trên lập trường giai cấp, Hồ Chí Minh nhận thấy ở Việt Nam giai cấp nông dân là giai cấp chiếm đa số (trên 90 % dân số cả nước); là giai cấp bị bóc lột nặng nề dưới hai tầng áp bức của đế quốc và phong kiến, họ vừa như những người vô sản, vừa như những người mất nước. Là người An Nam, họ bị áp bức; là người nông dân, họ bị tước đoạt dẫn đến cảnh bần cùng nên họ là “động lực” của cách mạng. Song, chỉ với lực lượng của riêng mình, giai cấp nông dân không bao giờ có thể xoá bỏ được gánh nặng đang đè nén họ, sống tản mát trong các làng mạc, nông dân có thể nổi dậy đấu tranh, nhưng một mình họ thì không thể giành và giữ được bộ máy chính quyền. Mặt khác, giai cấp nông dân đại diện cho nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân tán, không có hệ tư tưởng độc lập… Vì

vậy, sức mạnh của giai cấp nông nhân chỉ có thể phát huy trong sự liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân, chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong sự nghiệp giải phóng mình, giải phóng xã hội.

Đối với giai cấp tiểu tư sản, bao gồm: trí thức, các nhà công nghệ và thương nghiệp nhỏ, thủ công nghệ, những người làm nghề tự do khác như thầy thuốc, luật sư, công chức,v.v. có những nhược điểm: tự tư tự lợi, rời rạc, kém kiên quyết…Tuy nhiên, sống trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp tiểu tư sản ít nhiều đều bị bóc lột và có tinh thần yêu nước nên họ là “bầu bạn” của công nông. Nhiệm vụ của giai cấp công nhân cần phải tuyên truyền, tổ chức, giúp họ phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm; cần phải khôn khéo lãnh đạo họ, làm cho họ quyết tâm phụng sự nhân dân, cải tạo tư tương, cùng với công nông kết thành một khối trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng.

Đối với giai cấp tư sản dân tộc, là giai cấp luôn có tính hai mặt: môt mặt, họ bị đế quốc và phong kiến chèn ép nên có tinh thần chống đế quốc; mặt khác, là giai cấp bóc lột nên họ cũng sợ giai cấp bị bóc lột nổi lên đấu tranh, đây là giai cấp vừa muốn cách mạng, vừa muốn thoả hiệp.

Như vậy, chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Muốn thực hiện được sứ mệnh ấy giai cấp công nhân phải sáng lập ra chính đảng của mình để lãnh đạo mới có thể giành được thắng lợi hoàn toàn. Trong

Đường Kách mệnh (1927), Nguyễn ái Quốc chỉ rõ: cách mệnh muốn thành công “ Trước

hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [44, tr.267-268].

Sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh được rút ra từ việc khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lý luận.

Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều phong trào yêu nước, nhiều tổ chức chính trị đấu tranh chống thực dân Pháp: Văn Thân, Cần Vương, Nghĩa quân Yên Thế, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Việt Nam Quang phục hội, Tâm tâm xã, Việt Nam quốc dân Đảng… Các phong trào, các tổ chức ấy đã để lại nhiều trang sử vẻ vang, nhiều tấm gương oanh liệt thôi thúc tinh thần đấu tranh của nhân

dân ta. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến hay tiểu tư sản nên đã không thấy được tính chất của xã hội Việt Nam - xã hội thuộc địa nửa phong kiến và đâu là mâu thuẫn chủ yếu, cơ bản, cũng như không xác định được rõ thái độ chính trị xã hội của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội, về mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới…Do đó đã không đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, khiến cho cách mạng bị bế tắc như đi trong đêm tối mà không tìm thấy đường ra.

Hồ Chí Minh cũng như nhiều nhà yêu nước khác, thấy rõ sức mạnh vô địch của truyền thống yêu nước Việt Nam trong đấu tranh dựng nước, giữ nước. Nhưng điều đặc biệt của Hồ Chí Minh là ở chỗ, vượt lên trên những hạn chế của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời, Người thấy rõ trong hoàn cảnh mới, sức mạnh đó sẽ tăng lên gấp bội nếu như quần chúng nhân dân được giác ngộ, tập hợp, tổ chức và lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn bởi giai cấp công nhân mà bộ tham mưu là Đảng cộng sản. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người là quá trình khó khăn, gian khổ, lâu dài đòi hỏi phải có tổ chức thực sự cách mạng để lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn mới nhanh chóng đi đến thắng lợi.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng mức độ giải phóng con người hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ xã hội mà ở đó giai cấp cầm quyền có đại diện cho lợi ích của số đông những người lao động hay không.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, quyền lực nằm trong tay tầng lớp chủ nô, quan hệ giữa con người với con người là quan hệ “chó sói”. Người nô lệ chỉ là những “công cụ biết nói” của chủ nô. Trong xã hội phong kiến, quyền lực tập trung trong tay Vua, Chúa phong kiến, người lao động chỉ là những “thần dân”, “con dân”, “tối tăm về trí tuệ”. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quyền lực tập trung trong tay giai cấp tư sản, chế độ bóc lột lao động làm thuê đã xé toang tấm màn tình cảm phủ lên những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, biến những quan hệ ấy thành chỉ là những quan hệ tiền nong đơn thuần.

Khảo sát các kiểu Nhà nước khác nhau, Hồ Chí Minh ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX đã khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ. Sự nghiệp đấu tranh nhằm xoá bỏ chủ nghĩa tư bản,

xây dựng xã hội mới là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân với bộ tham mưu chiến đấu có tổ chức của nó là Đảng Cộng sản.

Theo Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam là chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có khả năng tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân đấu tranh cách mạng. Đảng là đội tiên phong dũng cảm, bộ tham mưu sáng suốt, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân; đại biểu trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc, ngoài lợi ích đó ra Đảng ta không có lợi ích nào nào khác. Mục tiêu cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là độc lập cho dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi người dân, xây dựng đất nước giàu mạnh đi lên chủ nghĩa xã hội.

Để thực hiện được sự nghiệp đấu tranh giải phóng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp tiến tới giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đề ra được đường lối đúng đắn vì con người, cho con người, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội. Để cho dân đói, dân rét, dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Đảng phải quan tâm chăm lo đến đời sống của người dân từ những cái nhỏ như “tương, cà, mắm, muối” cho đến những cái lớn hơn như các quyền của con người. Phải coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Phải thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với dân, nếu không có dân, Đảng không có đủ lực lượng, trái lại, nếu thiếu Đảng, dân không có người dẫn đường. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân. Đảng không ở trên dân, ngoài dân, mà ở trong dân. Không phải chỉ có Nước mới lấy dân làm gốc, mà Đảng cũng phải lấy dân làm gốc. Chính cái gốc này đem lại nguồn sinh lực vô tận cho Đảng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx (Trang 33 - 37)