Giải phóng con người thống nhất với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx (Trang 29 - 33)

cấp

C.Mác và Ph.ăngghen là những người đầu tiên giải quyết vấn đề giai cấp và dân tộc một cách đúng đắn trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng. Theo các ông, ở bất cứ thời đại nào vấn đề dân tộc cũng phải được nhận thức và giải quyết trên lập trường của một giai cấp nhất định. Chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.

Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.ăngghen đã đề cập đến mối

quan hệ giữa giai cấp và dân tộc. Các ông viết: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản ở giai đoạn đầu của nó là mang tính chất dân tộc, vì “phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số” [37, tr.611]. Từ đó, các ông khẳng định: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy không hoàn toàn theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu” [37, tr.623-624].

Theo C.Mác và Ph.ăngghen, trong thời đại ngày nay chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích giai cấp công nhân với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp là điều kiện để xoá bỏ ách áp bức dân tộc. Chỉ có giai cấp vô sản với bản chất cách mạng và sứ mệnh lịch sử của mình mới có thể thực hiện được điều này; chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt lịch sử, C.Mác và Ph.ăngghen chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu vấn đề giải phóng dân tộc, đúng như V.Lênin từng nhận xét: đối với C.Mác, so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là vấn đề thứ yếu thôi.

Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn độc quyền, sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã làm xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa, V.Lênin mới có cơ sở thực tiễn để luận giải về mối quan hệ mật thiết giữa vấn đề giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Theo V.Lênin, giải phóng dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đặc biệt là khi giai cấp vô sản nắm được chính quyền, nếu không nắm lấy ngọn cờ dân tộc thì nhất định có hại cho sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản. V.Lênin còn cho rằng, lực lượng của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản sẽ tăng lên gấp bội, sẽ trở thành vô địch nếu nó kết hợp chặt chẽ với cách mạng giải phóng dân tộc. Chỉ có ủng hộ hết mình phong trào giải phóng dân tộc thì giai cấp vô sản ở các nước tư bản mới thực sự làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình. Ngược lại, cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể đi đến thành công nếu đi vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, hợp thành một dòng với cách mạng vô sản và kết hợp làm một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp tiến tới giải phóng con người.

Là nhà mác xít chân chính, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Lôgíc phát triển trong tư duy Hồ Chí Minh là đi từ giải phóng dân tộc - giải phóng giai cấp - giải phóng con người. Trên cơ sở phân tích thái độ chính trị - xã hội của các giai cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, Người nhận thấy rõ mâu thuẫn giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam với một bên là thực dân Pháp và tay sai là mâu thuẫn cơ bản, đồng thời là mâu thuẫn chủ yếu, giải quyết được mâu thuẫn này sẽ tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. Do đó, sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam phải được bắt đầu trước hết từ giải phóng dân tộc. Cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi mới tạo điều kiện, tiền đề để thực hiện giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Quan điểm này đã thực sự trở thành đường hướng chiến lược cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi mới ra đời.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên thông qua Hội nghị thành lập Đảng (2/1930), Nguyễn ái Quốc “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [45, tr.1]. Trở về nước đầu năm 1941 trong bối cảnh cao trào cách

mạng đang dâng cao, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, nước mất thì nhà tan, dân tộc không được độc lập thì các giai cấp, tầng lớp xã hội cũng chẳng được tự do, quyền lợi của giai cấp phải phục tùng quyền lợi tối cao của dân tộc. Vì vậy, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, Hồ Chí Minh đều khẳng định: “Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Những khẩu hiệu đó đã trở thành một chân lý bất hủ. Người nêu ra 3 mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

Quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn, nó vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Đề cao vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, song Hồ Chí Minh không rơi vào “chủ nghĩa dân tộc” vị kỷ, hẹp hòi mà có những lúc Người từng bị Quốc tế cộng sản quy kết. Quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh thấy rõ nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được nhận thức và giải quyết trên lập trường giai cấp vô sản. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản; giải phóng dân tộc phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với giải phóng giai cấp, hướng tới mục tiêu cuối cùng là giải phóng con người. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” [43, tr.416].

Theo Hồ Chí Minh, xoá bỏ ách áp bức dân tộc mà không xoá bỏ ách áp bức giai cấp thì nhân dân lao động - động lực chủ yếu của cách mạng - vẫn chưa được giải phóng. Xã hội luôn tồn tại các giai cấp, tầng lớp có lợi ích thống nhất và khác nhau, trong đó mỗi cá nhân bao giờ cũng thuộc về một giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định, không có con người siêu giai cấp, phi giai cấp. Lịch sử đã chứng minh rằng: không phải cứ dân tộc độc lập là nhân dân được hưởng tự do, hạnh phúc, hay nói cách khác, sự nghiệp giải phóng con người thể chưa kết thúc sau khi đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, dẫu rằng sự giải phóng đó là vô cùng cơ bản đối với những người dân nô lệ mất nước nhưng vẫn rất hạn hẹp so với quyền và nhu cầu giải phóng mỗi cá nhân trong xã hội. Mức độ giải phóng con người tuỳ thuộc rất nhiều vào chế độ xã hội đó tiến bộ hay phản tiến bộ, phụ thuộc vào giai cấp cầm quyền có thực sự là đại diện cho lợi ích của đại đa số dân chúng hay không.

Nếu không, đó chỉ đơn thuần là sự “đổi ngôi” giữa các giai cấp áp bức bóc lột. Hơn nữa, căn nguyên sâu xa của áp bức dân tộc, áp bức con người và sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, giữa con người với nhau là do áp bức giai cấp sinh ra. Thực chất của áp bức dân tộc suy đến cùng là do áp bức giai cấp. Về vấn đề này, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác từng khẳng định: “Hãy xoá bỏ nạn người bóc lột người, thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ”, “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa, thì đồng thời quan hệ thù địch giữa các dân tộc cũng mất theo” [37, tr.624].

Vì vậy, giải phóng giai cấp là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu giải phóng con người. Nói cách khác, chỉ có thể giải phóng triệt để con người khi nào thực hiện được giải phóng giai cấp, xoá bỏ tình trạng người bóc lột người; chỉ khi nào xoá bỏ được chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mới xoá bỏ được tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột; chỉ khi nào thiết lập được một nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân thì khi ấy mới thực sự mang lại hạnh phúc cho con người.

Hồ Chí Minh đã nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong thực tiễn ở Việt Nam. Đó là cuộc cách mạng không ngừng, trong đó cuộc cách mạng trước là tiền đề cho cuộc cách mạng sau; cuộc cách mạng sau là một bước phát triển cao hơn so với cuộc cách mạng trước và giữa các cuộc cách mạng đó không hề có bức tường ngăn cách; mỗi cuộc cách mạng là mắt khâu của sự nghiệp cao cả nhất là cho con người, vì con người. Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đến lượt nó, sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội lại góp phần củng cố thành quả của độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ đảng viên rằng: "yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm” [51, tr.173].

Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, ba cuộc giải phóng: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc đã bao hàm trong đó nội dung giải phóng giai cấp và giải phóng

con người. Giải phóng dân tộc thắng lợi là cơ sở quan trọng để thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người; trái lại, sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người càng triệt để bao nhiêu thì độc lập dân tộc càng bền vững bấy nhiêu.

Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Là người cộng sản của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh không chỉ đại diện cho

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx (Trang 29 - 33)