tra, truy tố
Quyết định khởi tố bị can không chỉ đơn thuần là sự buộc tội có tính chất "sơ bộ" từ phía cơ quan có thẩm quyền Cơ quan điều tra đối với cá nhân một người khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội (khoản 1 Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 20030, mà còn là cơ sở pháp lí để mở rộng việc áp dụng các biện pháp điều tra đối với người đó. [8, tr35] Với tính chất là một trong những hoạt động tố tụng hình sự, khởi tố bị can có mục đích là xác định một người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội để tiến hành các biện pháp điều tra theo qui định của pháp luật, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó. Đây chính là một trong những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự được qui định tại Điều 63 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “Ai
là người thực hiện hành vi phạm tội”. Cũng từ khi (từ thời điểm) ra quyết định khởi tố bị can mà giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và bị can xuất hiện quan hệ tố tụng hình sự, mà các chủ thể của quan hệ này có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Điều đó có nghĩa là, bằng những quyền và nghĩa vụ của mình, Cơ quan tiến hành tố tụng có thể tiến hành các hoạt động điều tra theo đúng qui định của pháp luật đối với bị can để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó. Nếu chưa có việc khởi tố bị can đối với một người thì Cơ quan tiến hành tố tụng không được áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự đối với người đó, trừ trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang.
Việc khởi tố bị can đúng người, đúng tội, đúng pháp luật sẽ đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố đi đúng hướng, tránh tình trạng oan, sai, nhờ đó cũng tránh được tình trạng cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố bị can, Viện kiểm sát đã phê chuẩn nhưng sau đó phải đình chỉ vì không phạm tội, kéo theo hậu quả bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai trong tố tụng hình sự.