Giải pháp liên quan đến yếu tố con ngườ

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can (Trang 59 - 64)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT ĐỐI VỚI VIỆC KHỞI TỐ BỊ CAN

3.2.2. Giải pháp liên quan đến yếu tố con ngườ

- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, tăng cường cán bộ, Kiểm sát viên có năng lực cho đơn vị làm công tác kiểm sát điều tra, đặc biệt là đơn vị làm công tác phân loại, xử lí.

Bác Hồ đã chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc có thành hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, đã nêu rõ, việc đổi mới công tác tổ chức và cán bộ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng để Viện kiểm sát có thể làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Những năm qua, công tác tổ chức và cán bộ của ngành đã có những tiến bộ đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Ngành kiểm sát đã làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, sử dụng, qui hoạch, điều động, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ. Mặc dù vậy, công tác cán bộ vẫn còn có những tồn tại, giải quyết chế độ do tồn tại của lịch sử là chính, những bất cập là không thể tránh khỏi.

Với nhận thức: công tác phân loại, xử lí ban đầu là hết sức quan trọng, có ý nghĩa xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố bị can của Viện kiểm sát còn là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngành. Do vậy, cần phải tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, cán bộ theo hướng cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao, như mong muốn của Bác Hồ là phải “vừa hồng, vừa chuyên”, phù hợp với công tác kiểm sát việc khởi tố bị can. Nhưng trước hết, ở giai đoạn đào tạo trước khi được tuyển dụng vào ngành Kiểm sát nhân dân, ngành giáo dục cần nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học trong các trường Đại học, theo hướng gia tăng thời lượng thực hành, gắn lí thuyết với thực hành, lấy người học làm trung tâm…, như vậy khi sinh viên tốt nghiệp ra trường mới có thể đáp ứng được ngay đòi hỏi của công việc thực tiễn. Ngành kiểm sát cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn ngắn ngày về công tác nghiệp vụ nói chung và công tác khởi tố, điều tra nói riêng cho các cán bộ có thẩm quyền, đặc biệt là các Kiểm sát viên, nhằm nâng cao

trình độ nghiệp vụ, nhận thức pháp luật, góp phần hạn chế các vi phạm trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong các chương trình học cần cải tiến cả về nội dung và hình thức cho sát với đòi hỏi của thực tiễn, tránh tình trạng những kiến thức được học chỉ mang tính lý thuyết, đây là một sự lãng phí lớn.

- Toàn ngành kiểm sát cần phải quán triệt đầy đủ tư tưởng, nắm vững quan điểm và thực hiện đúng đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, trong đó có hoạt động kiểm sát việc khởi tố bị can. Có thể nói, việc nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là một yêu cầu bắt buộc đối với ngành Kiểm sát nhân dân. Bản chất của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp đòi hỏi Viện kiểm sát phải bảo đảm cho mọi hoạt động của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được tiến hành đúng qui định của pháp luật. Điều này cũng có nghĩa là Viện kiểm sát phải nắm vững các qui định của pháp luật để làm căn cứ cho hoạt động kiểm sát. Để thực hiện được giải pháp này, trách nhiệm trước hết thuộc về các cấp Viện kiểm sát, lãnh đạo các Viện kiểm sát và trách nhiệm của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên. Đó còn là trách nhiệm của các cơ quan có trách nhiệm liên quan. Bởi thực tế đã xảy ra, luật được ban hành nhưng không áp dụng trực tiếp được mà phải “chờ” có văn bản hướng dẫn, qui định chi tiết. Nếu áp dụng được thì lại có những quan điểm khác nhau mà không có hướng dẫn thống nhất. Điều đó đã gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện kiểm sát. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có sự hướng dẫn, giải thích thống nhất và kịp thời, hạn chế đến mức chấm dứt tình trạng hướng dẫn đơn ngành. Điều này có nghĩa là phải ban hành hướng dẫn liên ngành, thay thế văn bản hướng dẫn đơn ngành, có thể chỉ cần hướng dẫn bằng công văn hoặc kết luận Hội nghị.

- Chú trọng việc giáo dục ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm sát viên.

Có thể nói, luôn luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về chính trị và nghiệp vụ, thực hiện công việc đúng lương tâm và trách nhiệm là đòi hỏi không của

riêng quá trình cải cách tư pháp mà còn là đòi hỏi có tính thường xuyên, liên tục đối với người cán bộ kiểm sát nói chung và đối với Kiểm sát viên nói riêng. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, Kiểm sát viên là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn. Đó là trách nhiệm của các cấp cơ quan, Viện kiểm sát, cũng là trách nhiệm của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên. Do đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị và pháp luật, nghiên cứu tổng kết thực tiễn, ứng dụng những giải pháp, tham gia xây dựng pháp luật, chú trọng việc tập huấn và tổng kết chuyên đề. Các buổi giảng dạy, tập huấn cũng đã được mở nhiều hơn trong ngành Kiểm sát, tuy nhiên thời lượng chưa nhiều nên đòi hỏi ở chính mỗi cán bộ, Kiểm sát viên phải tích cực trong việc tự học, tự đọc là chính, tăng cường việc trao đổi nghiệp vụ trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn. Trường hợp xem xét hồ sơ phê chuẩn quyết định khởi tố bị can mà thấy mắc, cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác phân loại, xử lí nên trao đổi với những đồng nghiệp khác để cùng học tập ở “bài học thực tiễn”, tránh tình trạng “ôm” để làm kinh nghiệm riêng cho bản thân mình. Trong việc tập huấn, quy trình thực hiện cũng cần được đổi mới, thực hiện theo chuyên đề, nội dung cụ thể do Vụ công tác chuyên môn chịu trách nhiệm. Do tính chất của công việc, đội ngũ giáo viên, giảng viên nếu chỉ tập trung vào nghiên cứu sẽ chỉ là chuyên gia trong mảng nghiên cứu mà không có thực tiễn, trong khi đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên lại thiếu về lí luận. Do đó, đội ngũ giáo viên nên là kiêm chức và thường xuyên được luân chuyển từ nghiệp vụ sang nghiên cứu và ngược lại. Việc đào tạo cơ bản do các cơ sở đào tạo trình độ Đại học Luật đảm nhiệm, còn việc đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cần phải giao cho ngành Kiểm sát đào tạo. Những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát viên cho cán bộ vào ngành có trình độ Đại học Luật, sau khi được bổ nhiệm đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ được giao.

- Cải tiến công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp và bố trí cán bộ

Chú trọng hơn nữa trong công tác tuyển chọn người vào các cơ quan tư pháp và bổ nhiệm các chức danh tư pháp. Những cán bộ được tuyển chọn và bổ nhiệm cần

đảm bảo cả về bằng cấp (trình độ chuyên môn) cũng như phẩm chất, đạo đức. Ngoài ra, trong quá trình tuyển chọn công chức phải hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tiêu cực. Nên chọn hình thức tuyển chọn phải qua thi tuyển, bỏ hình thức xét tuyển. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa, có các biện pháp ưu đãi hơn trong việc thu hút những người có năng lực thực sự thi tuyển vào các cơ quan tư pháp, từ đó khắc phục kịp thời tình trạng cán bộ không những thiếu mà còn yếu như hiện nay.

Ở một số địa phương còn đưa tiêu chuẩn là phải có trình độ trung cấp về lí luận chính trị trở lên vào làm tiêu chuẩn xét bổ nhiệm. Theo tôi, đây là qui định không đúng theo qui định của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để tránh tình trạng thiếu cán bộ, Kiểm sát viên như hiện nay.

- Đổi mới công tác tổ chức, quản lí, chỉ đạo, điều hành

Trong thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố bị can cần tăng cường vai trò của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, kết hợp với tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của các Kiểm sát viên. Theo đó, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp cần tham gia trực tiếp vào hoạt động này, trong trường hợp Kiểm sát viên phân loại, xử lí thấy có vướng mắc. Ví dụ, trong trường hợp Kiểm sát viên có đề xuất hoặc báo cáo xin ý kiến Viện trưởng, Phó Viện trưởng về việc huỷ quyết định khởi tố bị can để ra quyết định khởi tố bị can thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng phải trực tiếp vào cuộc, xem xét, quyết định, trực tiếp yêu cầu điều tra xác minh, làm rõ những căn cứ.

Công tác quản lí không chỉ chú trọng vào việc quản lí nghiệp vụ mà còn phải chú trọng vào việc quản lí con người. Hiện nay, theo qui định mới của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ cả ngành nên tâm lí của một số cán bộ, Kiểm sát viên, đặc biệt là ở Viện kiểm sát cấp huyện thích và chỉ muốn được làm công tác kiểm sát việc giải quyết án hình sự. Do vậy, lãnh đạo các đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện cần tổ chức, bố trí cho tất cả cán bộ, Kiểm sát viên ở các bộ phận công tác được kiểm sát việc giải

quyết án hình sự. Đây cũng chính là phương pháp để tạo ra sự phối hợp giữa các bộ phận công tác trong đơn vị.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Viện kiểm sát còn đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên với Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát cấp dưới chấp hành tốt việc báo cáo, thống kê, thỉnh thị. Viện kiểm sát cấp trên thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn nghiệp vụ với Viện kiểm sát cấp dưới.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w