Quan điểm chỉ đạo hoàn thiện vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can (Trang 55 - 56)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT ĐỐI VỚI VIỆC KHỞI TỐ BỊ CAN

3.1. Quan điểm chỉ đạo hoàn thiện vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can

CỦA VIỆN KIỂM SÁT ĐỐI VỚI VIỆC KHỞI TỐ BỊ CAN

3.1. Quan điểm chỉ đạo hoàn thiện vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can can

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước, đi đôi với việc quản lí, vận hành nền kinh tế phát triển theo định hướng chung, cần có một nền pháp luật đủ mạnh để điều chỉnh có hiệu quả các mối quan hệ trong nền kinh tế. Trong quá trình đó, vai trò của các cơ quan tư pháp là hết sức quan trọng. Thực tế có những vấn đề nảy sinh trong hoạt động của các cơ quan tư pháp đã cho thấy, chất lượng của các cơ quan tư pháp chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của xã hội. Việc xử lí tội phạm chưa triệt để, vẫn xảy ra nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, trong truy tố vẫn còn oan, sai, xâm phạm đến quyền- lợi ích hợp pháp của công dân, như nhận định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, về chất lượng công tác tư pháp: “… nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và cơ quan tư pháp”. Với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ của Viện kiểm sát các cấp trong Nghị quyết này là: “thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lí kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ.” [18, tr.3]. Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương đã nghị quyết những vấn đề liên quan đến trách nhiệm và vai trò của

Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, đó là “… tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra” [15, tr5].

Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với Viện kiểm sát là phải nâng cao chất lượng trong việc thực hiện tốt chức năng do pháp luật qui định, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Theo đó, “Viện kiểm sát các cấp cần nâng cao hơn nữa tính chủ động và vai trò quyết định của công tố trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, khắc phục tình trạng để lọt tội phạm, làm oan người vô tội” [16, tr.3].

Trên cơ sở các vấn đề lí luận cơ bản về thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố bị can, qua đánh giá những qui định của pháp luật, cũng như thực trạng vai trò của Viện kiểm sát đối với hoạt động này, để Viện kiểm sát làm tốt hơn nữa vai trò chủ đạo và quyết định của mình đối với việc khởi tố bị can, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của hoạt động này, tác giả cho rằng, cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w