Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can,

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can (Trang 29 - 31)

QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT ĐỐI VỚI VIỆC KHỞI TỐ BỊ CAN

2.1.1.Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can,

đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra và một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Theo qui định của pháp luật, khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can thì quyết định có hiệu lực ngay, tức là Điều tra viên có quyền tiến hành ngay các biện pháp điều tra cần thiết đối với bị can để làm rõ hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hiệu lực của quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra có tiếp tục còn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc Viện kiểm sát có phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra hay không. Theo Điều 126, khoản 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can cho Viện kiểm sát để phê chuẩn. Nếu thấy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra là có căn cứ và hợp pháp, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Sự phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra là sự tiếp tục thừa nhận hiệu lực của quyết định khởi tố bị can. Nếu thấy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra không có căn cứ, Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết

định khởi tố bị can. Trong trường hợp này, quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra đương nhiên bị mất hiệu lực. Trong thực tế, trước khi hủy bỏ quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thường trao đổi, thống nhất xem: thiếu thủ tục hay căn cứ thì bổ sung mà không phải trường hợp nào cũng hủy, mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự qui định là hủy. Điều này cũng do những nguyên nhân sẽ nói ở phần sau, nhưng cũng vì mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong công tác.

Có thể thấy, so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, thủ tục ra quyết định khởi tố bị can trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã có sự thay đổi căn bản, theo đó thủ tục quyết định phải trải qua hai giai đoạn:

1. Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can;

2. Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can (trong thời hạn tối đa 3 ngày + 24giờ, kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can).

Bằng qui định trên, pháp luật đã tạo ra được một cơ chế chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa tình trạng khởi tố bị can tràn lan, dẫn đến oan, sai, ngăn ngừa việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, trên cơ sở tăng cường trách nhiệm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc khởi tố bị can. Viện kiểm sát phải phối hợp với Cơ quan điều tra, nắm chắc tình hình thụ lí và kết quả xác minh tin báo, tố giác về tội phạm; tiến hành phân loại và chủ động yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ các căn cứ của việc khởi tố bị can theo qui định của pháp luật, bảo đảm cho việc quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra được chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật.

Theo qui định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn có hành vi phạm tội khác với tội danh đã khởi tố thì Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát để xét phê chuẩn. Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra có căn cứ và hợp pháp, Viện kiểm sát ra

quyết định phê chuẩn và nếu thấy không có căn cứ thì ra quyết định huỷ bỏ quyết

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố bị can (Trang 29 - 31)