Giải pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 69 - 71)

- Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm và tăng cường thu nhập đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa

3.2.2.Giải pháp ngắn hạn

Bên cạnh các giải pháp mang tính chất lâu dài thì cần có những giải pháp ngắn hạn để giải quyết nhanh chóng những khó khăn trước mắt của huyện nhà, bên cạnh đó tạo ra nền tảng cho việc thực hiện định hướng dài lâu. Theo tôi, trong thời gian trước mắt cần chú trọng vào các giải pháp sau.

3.2.1.1. Chính sách thu hút cán bộ, giáo viên, y bác sỹ, cán bộ khuyến nông khuyến lâm .. từ vùng xuôi lên công tác lâu dài hoặc định cư tại A Lưới.

Với một huyện vùng cao, có nhiều địa bàn ở những vùng xa, cách trở giao thông, đời sống kinh tế chưa phát triển thì luôn gặp vấn đề thiếu hụt cán bộ, nhất là các các bộ trong các ngành giáo dục, y tế và khuyến nông khuyến lâm ở các tuyến cơ sở.

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động ở các ngành yêu cầu cao này thì huyện nhà ngoài các hệ thống chính sách đáp ứng dài lâu thì cần các chính sách ngắn hạn. Trước tiên đó là các chính sách về ưu đãi cho những người đang công tác và công tác lâu năm trên địa bàn. Những người này có quá trình đóng góp cho huyện từ những lúc khó khăn ban đầu, họ là những tấm gương tiêu biểu cho những thế hệ sau nối tiếp truyền thống, đến những vùng sâu vùng xa, tham gia vào các hoạt

động nâng cao đời sống kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó cần có những chính sách bổ trợ thêm cho những cán bộ, giáo viên, y bác sĩ để nâng cao đời sống trong điều kiện khó khăn. Một khi chính sách đã được đảm bảo thì những lực lượng đạt yêu cầu sẽ an tâm lên công tác.

Ngoài ra cần thực hiện chính sách kêu gọi những người trên địa bàn đã đi học ơ các nơi về đóng góp sức lực phát triển quê hương. Họ là những người con của vùng đất A Lưới, và luôn có tinh thần sẳn sàng đóng góp nếu được thỏa đáng.

Liên kết với các trường, trung tâm đào tạo có chất lượng để họ có thể cung cấp một lượng lao động phù hợp lên địa bàn, vừa tạo công ăn việc làm, vừa nâng tầm chất lượng nhân lực chung trên địa bàn huyện.

3.2.1.2. Quy hoạch cán bộ thông qua công việc để lựa chọn, bố trí, sử dụng phát huy tốt năng lực nội tại của cán bộ, chuyên viên, lao động trong bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội

Quy hoạch cán bộ thông qua tuyển chọn, bố trí, sử dụng chính là việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực cán bộ sẳn có. Ngoài việc kêu gọi thêm lượng cán bộ mới thì cũng cần xem xét cơ cấu lại công việc cho phù hợp với năng lực. Đồng thời có những quy chế làm việc ngày càng chuẩn mực tạo ra môi trường làm việc chú trọng đến hiệu quả hơn. Có thể tham khảo mô hình làm việc, phương thức cải cách hành chính ở các địa phương khác để áp dụng phù hợp với huyện nhà.

Những cán bộ Đảng viên hiện có là những người tiêu biểu qua những thử thách gian khó của huyện nhà những năm qua, cần được xem xét để bố trí vào những vị trí cần kinh nghiệm và bản lĩnh. Dùng lớp cán bộ đi trước để đào tạo lại hệ thống cán bộ mới trong việc bắt nhịp với tình hình địa bàn và công việc.

3.2.1.3. Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ am hiểu sâu về pháp luật; tri thức về quản lý kinh tế, quản lý hành chính, quản lý nhà nước

Trong bối cảnh mới, lượng kiến thức ngày càng khổng lồ, phương pháp làm việc, tình hình kinh tế-xã hội có nhiều biến động thì việc cập nhật các tri thức mới trở thành yêu cầu bắt buộc. Do vậy, phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bổ thức các kiến thức mới trong các lĩnh vực liên quan, nhất là các kiến thức mới trong quản

lý, pháp luật cho cán bộ cấp cao, kiến thức chuyên môn cho những cán bộ chuyên môn.

Tạo thành hệ thống học tập và tự học tập để không ngừng nâng cao năng lực bản thân cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Đẩy mạnh phong trào học tập và làm việc theo tấm gương Hồ Chí Minh. Cử cán bộ đi học tập tuyến trên và các địa phương tiến bộ, tạo các hạt mầm cán bộ tiên tiến, gây dựng các phong trào.

Tóm lại, cần chú trọng trong ba yếu tố căn bản trong các giải pháp ngắn hạn,

đó là bổ sung lực lượng từ lao động trình độ cao từ các nguồn trong và ngoài huyện thông qua chính sách thu hút và giữ chân; đào tạo tốt hơn lực lượng lao động hiện có, chú trọng vào lực lượng quản lý nhà nước và các co quan trọng yếu để tạo nền tảng cho các giai đoạn sau; bố trí lại hệ thống cán bộ theo hướng phù hợp với năng lực và tạo lớp kế cận, sử dụng hiệu quả nguồn lao động hiện có.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 69 - 71)