Thực hiện hoàn thiện công tác giáo dục ở tất cả các bậc học và dạy nghề nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tà

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 58 - 61)

- Kinh nghiệ mở một số địa phương trong tỉnh: Hương Trà, và địa phương cấp huyện ở tỉnh khác: Hướng Hóa (Quảng Trị)

8 Do thành viên của gia đình hoặc người thân đi làm ăn xa gửi về 1 0,70%

3.1.2.1. Thực hiện hoàn thiện công tác giáo dục ở tất cả các bậc học và dạy nghề nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tà

dạy nghề nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài

Công tác giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn diện. Mục tiêu của giáo dục- đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục đào tạo chính là con đường rút ngắn khoảng cách của sự nghèo nàn lạc hậu để vươn tới gặt hái những thành tựu của khoa học kỹ thuật và tiến nhanh tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH. Với đặc điểm khác biệt và khó khăn hơn những vùng khác của tỉnh nhà, thì huyện A Lưới cần chú trọng nhiều hơn nữa công tác giáo dục đào tạo và dạy nghề.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Để làm được điều này, huyện cần đẩy nhanh phổ cấp giáo dục, trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học (trung học phổ thông, trung học dạy nghề, chuyên nghiệp) và nâng số năm đi học bình quân của người trong độ tuổi lao động.

Song song với việc làm đó, cần phải giải quyết những vấn đề bức xúc trong đào tạo như sự mất cân đối giữa mở rộng quy mô với nâng cao chất lượng, giữa đào tạo nghề với đào tạo đại học. Khắc phục xu hướng chạy theo bằng cấp học vị một cách hình thức và những biểu hiện tiêu cực như mua bằng, bán điểm, dạy thêm học thêm tràn lan. Ngoài ra huyện cần phải thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động toàn diện sức mạnh của mọi tầng lớp tham gia phát triển giáo dục, hình thành một xã hội học tập, chế độ học tập suốt đời. Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chăm sóc sức khỏe cho học sinh sinh viên, đồng thời giáo

dục truyền thống văn hóa, cách mạng, bản lĩnh chính trị và giáo dục một thế hệ trẻ có bản lĩnh cao tự khẳng định mình và luôn vươn tới những đỉnh cao mới.

Tăng cường vai trò trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm làm giảm tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp học, nhất là cấp học trung học cơ sở, từng bước tạo được sự đồng đều về chất lượng giữa các vùng miền. Tăng số lượng học sinh khá giỏi hàng năm.

- Đổi mới phương pháp lập và giao kế hoạch kinh phí cho giáo dục, thực hiện quyền tự chủ tài chính tại các đơn vị, trường học. Thực hiện chính sác ưu đãi về giáo dục, chính sách hỗ trợ học sinh khuyết tật, học sinh nghèo.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống trường học nhưng có trọng điểm, chú trọng xây dựng các trường điểm trên địa bàn để tạo đột phá trong chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, đảm bảo chính sách cho các trường ở các khu vực xa, điều kiện đi lại khó khan.

Khi đất nước bước vào kỉ nguyên của “toàn cầu hóa”, nền kinh tế tri thức thì vai trò của nhân tố con người càng được đặt lên vị trí hàng đầu. Để có được một nguồn nhân lực thực sự có chất lượng, việc làm cần thiết là nâng cao trình độ dân trí, năng lực trí tuệ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là vấn đề không đơn giản, để thực hiện được cần phải kiện toàn và hoàn thiện vấn đề giáo dục từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học. Do đó cần phải đổi mới nội dung trong các cấp học, về phương pháp dạy và học, chương trình học. Đồng thời xây dựng hệ thống trường lớp, hệ thống quản lí một cách hiệu quả. Đây là một giải pháp rất hợp lí và thiết thực đối với một huyện vùng cao như A Lưới.

Là một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế, A Lưới có nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin, thiết bị hiện đại và sự hỗ trợ cần thiết. Vì vậy vấn đề GD-ĐT ở huyện còn nhiều bất cập và hạn chế. Nhưng với tinh thần ham học hỏi và ý chí vượt khó của người dân, huyện có thể phát triển và nâng cao chất lượng GD-ĐT nếu có sự quan tâm và hỗ trợ thiết thực của chính quyền các cấp ngành từ trung ương đến địa phương.

Bên cạnh những nỗ lực của người dân, huyện phải tích cực vạch ra những chương trình, chính sách để phát triển giáo dục và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động:

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong đội ngũ công nhân viên chức, chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên, tăng cường đội ngũ khuyến nông về tận vùng sâu vùng xa để công tác.

- Kích thích và thúc đẩy sự đóng góp từ nhân dân cho sự nghiệp giáo dục. - Mời giáo viên giỏi về huyện để dạy cho các học sinh ở huyện và đồng thời để giáo viên học hỏi rút kinh nghiệm cho mình.

- Đưa giáo viên của huyện tham gia các lớp bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Trên cơ sở đó cần tạo một nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lí, có khả năng tiếp thu những thành tựu KHCN, những tri thức tiên tiến đáp ứng đòi hỏi cao của tiến trình CNH HĐH ở huyện.

Do cơ cấu lao động ở huyện còn bất hợp lí, nguồn lao động qua đào tạo nghề, trình độ chuyên môn còn thấp. Vì thế để xây dựng được một đội ngũ lao động với một cơ cấu hợp lí, vấn đề đào tạo nghề cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Xây dựng hệ thống đào tạo nghề có quy mô theo những phương thức ngắn hạn, dài hạn tùy theo đặc điểm từng ngành, nghề. Khuyến khích các cá nhân, các tổ chức tham gia đào tạo nghề. Nhưng trước mắt cần xây dựng các cơ sở đào tạo nghề ngay tại các xã vùng sâu vùng xa của huyện. Huy động các nguồn lực xã hội vào sự nghiệp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề đa dạng của người lao động, từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội về lao động kĩ thuật.

- Các nghề đào tạo cần phải phù hợp với nhu cầu của người lao động: kỹ thuật nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí, điện tử, may dân dụng. Thời gian đào tạo ngắn ngày để người học có thể theo học đầy đủ mà không bỏ lỡ nửa chừng. Vấn đề chủ yếu hiện nay là cần xây dựng các mô hình tập trung để tổ chức đào tạo những nghề truyền thống như: đan lác, dzeng, dệt may...

Đây là việc làm rất thiết thực trong điều kiện còng nhiều khó khăn của huyện hiện nay. Thực tế từ trước đến nay ngân sách nhà nước chỉ chú trọng đến công tác phổ cập văn hóa mà chưa quan tâm đến công tác đào tạo nghề. Do vậy trong thời gian tới huyện cần:

+ Huy động sự đóng góp của nhân dân cả về thể chất lẫn tinh thần để xây dựng các cơ sở đào tạo nghề với quy mô cơ sở.

+ Thực hiện các chương trình kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức từ thiện cho sự nghiệp đào tạo nghề thanh niên ở huyện nói chung và đặc biệt là những người nghèo khó và tàn tật.

+ Tăng nguồn ngân sách huyện để xây mới và hoàn thiện các cơ sở đào tạo nghề còn nhỏ lẻ và manh mún.

- Tổ chức các chương trình để đưa những thanh niên có tài năng đi học ở các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước và cả nước ngoài. Chỉ với việc làm này thì người lao động mới có điều kiện tiếp cận những KHKT hiện đại, những kiến thức và kinh nghiệm thiết thực trong thời đại mới. Như thế họ mới có thể đóng góp và cống hiến tài năng cho sự nghiệp CNH HĐH ở huyện nhà.

- Tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề để làm cầu nối giới thiệu học nghề và việc làm cho thanh niên, phối hợp tổ chức hình thức, ngày hội việc làm cho thanh niên, tổ chức các hình thức cho thanh niên tham quan các cơ sở sản xuất, dạy nghề các hình thức giao lưu định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên... Tổ chức các lớp khởi sự doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thanh niên...

- Mở các lớp tập huấn chuyển giao KHCN, ngành nghề mới trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ tại cơ sở địa phương. Tiếp tục triển khai các hình thức tổ tiết kiệm vay vốn, hỗ trợ vốn học nghề, lập nghiệp, đi lao động nước ngoài cho thanh niên. Chú ý việc xây dựng và phát triển mô hình kinh tế hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w