Công nhân kỹ thuật 00,00%

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 51)

- Kinh nghiệ mở một số địa phương trong tỉnh: Hương Trà, và địa phương cấp huyện ở tỉnh khác: Hướng Hóa (Quảng Trị)

3Công nhân kỹ thuật 00,00%

4 Trung học chuyên nghiệp 11 8,00%

5 Cao đẳng 3 2,20%

6 Đại học, trên đại học 3 2,20%

Tổng số 138 100,00%

Bảng2.4: Thống kê kết quả điều tra cơ cấu chuyên môn kỹ thuật người lao

động

Nguồn: Số liệu điều tra

Theo bảng trên cho thấy, tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm thới 79,70%. Một tỷ lệ khá cao, điều này là sự phản ánh của nền kinh tế chưa có sự phát triển mạnh mẽ. Số cơ sở tạo ra lượng việc làm thực sự chưa nhiều, phần nhiều lại chỉ cần lao động phổ thông như hoạt động khai thác lâm sản, lao động bốc vác, xây dựng cơ bản. Chính nhu cầu lao động của nền kinh tế huyện nhà chưa có những ngành kinh tế thực sự yêu cầu lao động có trình độ cao hơn nên việc lao động cố gắng tìm cách học tập để tiến bộ cũng hạn chế.

Giữa trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ học vấn có mối quan hệ nhất định. Theo kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các lao động có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống đều không có trình độ chuyên môn tối thiểu là sơ cấp. Như vậy, việc trình độ văn hóa chưa cao cũng quyết định việc lao động theo đuổi học tập thêm một ngành nghề. Điều này đòi hỏi huyện nhà cần có chính sách đào tạo nghề đối với những lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật để tránh lãng phí nguồn lao động. Nhưng điều này cũng xuất phát từ việc phát triển các ngành nghề kinh tế trên địa bàn. Chính vì thế, cần tăng cường việc phát triển kinh tế, khuyến khích và hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

2.2.2.2. Phẩm chất đạo đức, thái độ tự giác trong lao động

Phẩm chất đạo đức, thái độ tự giác thể hiện mặt ý thức, lối sống, được thể hiện qua thái độ của họ đối với công việc, đối với những mối quan hệ bên ngoài. Đây là những nội dung mang tính ước lượng, cảm tính, khó nắm bắt chính xác, chính vì

thế tôi sử dụng bảng điều tra với nội dung xác định thái độ của cá nhân khi tham gia vào hoạt động lao động trên địa bàn huyện A Lưới để đánh giá lao động.

TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Có 129 93,5

2 Không 9 6,5

Tổng số 138 100

Bảng 2.5:

Số liệu điều tra về mức độ mong muốn làm việc tại địa bàn huyện A Lưới

Nguồn: Số liệu điều tra

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong đời sống tuy nhiên hầu hết mọi lao động đều muốn gắn bó với huyện nhà để làm việc. Nhu cầu chính đáng này của người lao động cho thấy họ rất thiết tha với huyện nhà, muốn làm ăn sinh sống lâu dài. Điều này càng cho thấy, chính sách huyện càng giúp đỡ họ nhiều thì với tinh thần như vậy họ sẽ có những đóng góp nhiều hơn cho huyện nhà.

Tuy mong muốn ở lại địa bàn huyện để tiếp tục làm việc, nhưng khi được hỏi “Bạn có hài lòng với công việc hiện tại không ?” thì có đến 34,8% số người được hỏi cho rằng không hài lòng (bảng: ). Điều này phản ánh hai xu hướng suy nghĩ của lao động. Một mặt, họ không hài lòng với công việc hiện tại, và có khả năng chỉ làm công việc cầm chừng để mong muốn tìm một công việc khác tốt hơn. Nếu vậy, thì có khả năng hiệu quả mang lại do công việc hiện tại mang lại không cao do sự toàn tâm toàn ý không có. Mặt khác, họ không hài lòng công việc bởi họ có năng lực tốt hơn và họ muốn tìm công việc phù hợp với năng lực của họ, điều này thường gặp ở những lao động có tay nghề và có bằng cấp.

TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Có 90 65,3 2 Không 48 34,8 Tổng số 138 100

Bảng 2.6: Số liệu điều tra mức độ hài lòng với công việc hiện tại của lao động

trên địa bàn huyện A Lưới

Nguồn: Số liệu điều tra

Với lực lượng có trình độ, bằng cấp nhưng chưa được sử dụng phù hợp với năng lực của mình thì huyện nhà cần có chính sách nắm bắt lại để quy hoạch sử dụng tránh lãng phí trong điều kiện mặt bằng chất lượng lao động trên địa bàn chưa được cao.

2.2.3. Chất lượng lao động thể hiện trong năng suất và thu nhập của lao động Năng suất lao động phản ánh trình độ sử dụng lao động của nền kinh tế. Năng suất hàng năm của các loại cây trồng chủ yếu phản ánh năng suất lao động chủ yếu của ngành nông nghiệp trên địa bàn, chiếm xấp xỉ 50% giá trị tạo ra của ngành nông nghiệp.

Loại cây trồng ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010

Ngô tạ/ha 48,4 44,8 43,4 40,8 41,9

Sắn tạ/ha 143,0 167,0 138,1 146,4 146,1

Khoai tạ/ha 62,5 62,9 63,3 63,8 63,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoai lang tạ/ha 36,1 35,9 35,9 36,2 38,1

Rau tạ/ha 66,7 66,9 67,2 68,7 66,3

Đậu tạ/ha 5,0 5,0 5,0 4,9 5,0

Lạc tạ/ha 16,7 17,5 17,0 17,6 17,1

Bảng 2.7: Năng suất một số giống cây trồng nông nghiệp và cây công nghiệp

ngắn ngày cơ bản thời kỳ 2006-2010

Nguồn: [1], [2], [9]

Năng suất cây nông nghiệp ngắn ngày không có sự tiến triển rõ rệt qua các năm, điều này thể hiện, chưa có sự đầu tư chuyên sâu vào việc tăng năng năng suất cho một số cây trồng chủ lực mà địa bàn có thế mạnh như cây sắn, cây ngô đồi và rau. Một phần do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mặt khác do huyện chưa đầu tư vùng chuyên canh các loại cây này. Bên cạnh đó, những lao động trong ngành nông nghiệp trên địa bàn chỉ quen sử dụng phương pháp canh tác sản xuất truyền thống chưa có điều kiện áp dụng các kiến thức mới vào sản xuất.

Hình 2.5: Biểu đồ mức độ tăng trưởng năng suất một số giống cây trồng chủ

yếu giai đoạn 2006-2010 Nguồn: [1], [2], [9]

So sánh với năng suất các cây trồng trên địa bàn tỉnh thì đa số các loại cây này đều có năng suất thấp hơn nhiều.

Chỉ có ngô, cà phê và chuối là có năng suất xấp xỉ hoặc cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh vì A Lưới là nơi cung cấp một lượng khá lớn chuối và cà phê cho tỉnh và gần như là nơi có điều kiện tốt nhất trong cả tỉnh về trông cà phê.

Hình 2.6: Biểu đồ so sánh năng suất các cây trồng chủ yếu giữa huyện A Lưới

với năng suất trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009

Cây cà phê là cây trông chủ lực, nhiều hộ nông dân trở thành hộ khá, giàu từ thu nhập của cây cà phê, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trên địa phương tại các xã trồng cà phê.

Thu nhập của lao động phản ánh hiệu quả của quá trình lao động. Điều này thể hiện khái quát trong mức sống chung của dân cư. Năm 2010, thu nhập bình quân của người dân huyện A Lưới là 8 triệu/người/năm, chỉ bằng 40% mức trung bình của toàn tỉnh. Ở mức như vậy, chứng tỏ giá trị lao động do người lao động tạo ra trên địa bàn chưa cao. TT Thu nhập Số lượng Tỷ lệ 1 < 500.000 đ 76 55,10% 2 500.000 đ - 1.000.000 đ 29 21,00% 3 1.000.000 đ - 2.000.000 đ 22 15,90% 4 2.000.000 đ- 5.000.000 đ 12 8,70% 5 > 5.000.000 đ 0 0,00% 138 100,00%

Bảng 2.8: Số liệu điều tra thu nhập hàng tháng của lao động trên địa bàn

huyện A Lưới năm 2010

Nguồn: Số liệu điều tra

Tỷ lệ hộ có thu nhập hàng tháng dưới 500.000 đồng chiếm tới 55%, đây là một con số cao so với các khu vực trong tỉnh. Với mức thu nhập này họ chưa chắc đã có thể nuôi sống bản thân trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng giá. Mức thu nhập từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng chiếm

21% , đây cũng là tỷ lệ cao, chiếm 1/5 số lao động được điều tra. Lượng lao động này đang ở mức lưng chừng giữa nghèo và mức thu nhập trung bình, cuộc sống vẫn chưa ổn định, chỉ lo được cuộc sống hàng ngày, khó có thể tích lũy để đảm bảo cuộc sống sung túc hơn. Số lao động có mức thu nhập từ 1 triệu đến 2 triệu đồng chiếm 15,9%, đây là lực lượng có thu nhập khá, có điều kiện để nuôi sống gia đình, tuy nhiên vẫn thấp vì thông thường, gia đình ở địa bàn huyện A Lưới có đông người và hầu hết trông chờ vào khả năng làm việc của một vài người chủ yếu. Lượng lao động có thu nhập từ 2 triệu đến 5 triệu đồng chiếm 8,7%. Đây là mức thu nhập cao của một người lao động vùng núi.

Nhiều năm qua, huyện đã có những chính sách khả thi để nâng cao thu nhập của người dân. Đặc biệt là sự kết hợp giữa chính sách tăng thu nhập và chương trình xóa đói giảm nghèo.

Hình 2.7: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2006-2010

Nguồn: [1], [2], [9]

Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện đã giảm mạnh trong giai đoạn 2006-2010 (giảm 19,4%). Phản ánh nổ lực rất lớn của huyện nhà trong công tác xóa đói giảm nghèo, điều này cũng đồng thời chứng tỏ, lực lượng lao động đã có hiệu quả mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình. Trong giai đoạn 2007-2008 và 2008-2009 thì kết quả giảm nghèo có phần không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo tăng lại 2,1% (giai đoạn 2007-2008) sau đó lại giảm mức đọ không lớn 2,4% (giai đoạn 2008-2009). Đến giai đoạn 2009-2010, kết quả giảm nghèo có bước tiến mạnh khi giảm tới 7,9%. Nền kinh tế huyện càng tăng trưởng thì tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm xuống nhờ vào lượng việc làm tạo ra ngày càng nhiều. Tuy thế, tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao, huyện nhà cần có nhiều biện pháp nổ lực hơn nữa trong việc tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

TT Lĩnh vực Số lượng Tỷ lệ

1 Nông nghiệp 122 88,40%

2 Lâm nghiệp 32 23,20%

3 Ngư nghiệp 1 0,70%

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 51)