Chất lượng lao động ở huyệ nA Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 43)

- Kinh nghiệ mở một số địa phương trong tỉnh: Hương Trà, và địa phương cấp huyện ở tỉnh khác: Hướng Hóa (Quảng Trị)

2.2. Chất lượng lao động ở huyệ nA Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Chất lượng lao động thể hiện thể chất, sức khỏe người lao động

2.2.1.1. Cơ cấu độ tuổi lao động

Cơ cấu dân số trẻ là đặc điểm chung của nhiều địa phương miền núi đang trong giai đoạn tiến hành CNH, HĐH.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu độ tuổi lao động huyện A Lưới giai đoạn 2006-2010

Nguồn: [1], [2], [9]

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động trong độ tuổi trong thời gian đầu từ năm 2006 đến 2009 không tăng thay đổi nhiều. Điều này cho thấy, tỷ lệ lao động bổ sung vào lực lượng lao động tăng tương tương đối bằng tỷ lệ người ra khỏi độ tuổi lao động. Sự ổn định này cho thấy sức ép tạo việc làm cho lao động đối với địa phương chưa lớn lắm. Trong thời gian này, phong trào thanh niên đi tìm việc làm nơi khác cũng có bắt đầu, tuy vậy số lượng đi thực tế chưa nhiều. Đồng thời là lực lượng lao động đi theo các dự án xây dựng như đường Hồ Chí Minh, thủy điện, các công trình xây dựng tới góp phần cân bằng cơ cấu độ tuổi trong lao động.

Tuy nhiên, sang năm 2010, cơ cấu này có đột biến, khi tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm tới 51,8% dân số. Tương ứng lượng tuyệt đối là 21.034 người. Nguyên nhân của sự đột biến này là lượng lao động bổ sung tự nhiên do đến độ tuổi tăng nhanh kèm theo hoạt động di dân đến lao động. Lực lượng lao động “sung sức” nhất đang chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế, điều này tạo ra một nguồn lao động dự trữ to lớn nhưng cũng mang lại một loạt thách thức. Vấn đề nghiêm trọng nhất đó là tạo công ăn việc làm và trước hết là vấn đề về đào tạo và quản lý lực lượng lao động to lớn này. Không tận dụng tốt lực lượng này có thể kìm hãm quá trình CNH, HĐH.

Trong thời gian sắp tới, lượng lao động đến độ tuổi ngày càng tăng nhanh do quá trình di dân lao động và kết quả của mức gia tăng dân số cao trong thời gian trước đó. Với lượng dân số trẻ dồi dào, đang ở thời kỳ sung sức nhất của lực lượng lao động, chính là tiềm năng to lớn của huyện nhà, nhưng cần chính sách đào tạo và việc làm để tránh hệ lụy của tình trạng thất nghiệp.

2.2.1.2. Cơ cấu giới tính

Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ lao động nam và nữ của huyện khá cân bằng, có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Lực lượng lao động nữ chiếm 48% lực lượng lao động trong độ tuổi (năm 2010).

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu giới tính lao động huyện A Lưới năm 2010

Nguồn: [1], [2], [9]

Lực lượng lao động nữ chủ yếu tham gia vào các công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Mà hạn chế trong tham gia vào lao động xã hội. Chính vì thế, chính quyền cần có những chương trình, biện pháp nhằm khôi phục những ngành nghề truyền thống như dệt dzèng, đan lác, đan chổi,… để huy động nguồn lực lao động nữ, giúp gia tăng thu nhập cho gia đình đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế.

2.2.1.3. Tình trạng sức khỏe của lao động

Nhìn chung, sức khỏe và thể lực của người lao động ở huyện A Lưới vẫn ở mức thấp so với toàn tỉnh. Theo thống kê của phòng y tế huyện năm 2009, chiều cao, cân nặng trung bình của người lao động nam là 162,6 cm và 49kg; lao động nữ là 153,2 cm và 41kg. Chính quyền địa phương cũng đã có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề khám chữa bệnh, các chương trình y tế quốc gia đươc triển khai đồng bộ nên sức khỏe được cải thiện tốt hơn.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tác động rất lớn đến nguồn lao động trong tương lai của huyện nhà, chính vì thế phòng y tế tến huyện rất quan tâm. Thể hiện qua việc thực hiện đề án Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho bà mẹ

mang thai, bà mẹ có con dưới 05 tuổi. Qua 04 năm thực hiện, đã đạt được những kết quả sơ bộ. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Số Bà mẹ tham gia 0 600 450 1.200 1.110 Số xã thực hiện 0 7 6 19 15 Tỷ lệ TE SDD 47,87% 40,27% 38,67% 33,61% 35,61%

Bảng 2.3: Bảng thống kê kết quả dự án Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

huyện A Lưới các từ năm 2007-2010

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua bảng số liệu trên, ta thấy hiệu quả của chương trình khá tốt, sau 4 năm thực hiện đã giảm được 12,26% tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, từ 47,87% năm 2006 còn 35,61% năm 2010. Trong giai đoạn 2006-2007, tỷ lệ giảm xuống nhanh chóng, từ 47,87% còn 40,27% (giảm 7,6%), hiệu quả bước đầu cao. Tuy vậy, các năm sau, tỷ lệ này chỉ giảm ở mức nhẹ 1,6% (giai đoạn 2007-2008), 2,06% (giai đoạn 2008-2009). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2010 có cao trở lại 2% so với năm 2009 cho thấy chưa có sự bền vững về kết quả, chính vì thế cần thực hiện chương trình này sâu rộng hơn đến toàn bộ dân cư của huyện.

Qua thực tế điều tra địa bàn cho thấy, tỷ lệ số người đi khám thường xuyên trong năm vừa qua trên mẫu điều tra không cao, hầu hết lý do là vì thiếu sổ bảo hiểm y tế nên không đi khám nữa. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, các năm trước đó huyện vẫn duy trì việc khám chữa bệnh thông qua thẻ bảo hiểm miễn phí nên người dân thường xuyên đi khám hơn chứ không phải đợi bệnh nặng mới đi khám.

Hình 2.3: Biểu đồ thống kê kết quả điều tra về mức độ đi khám thường xuyên

của người dân trong năm 2010

2.2.2. Về trình độ văn hóa, mức độ đào tạo chuyên môn của lao động

Mặc dù được huyện nhà rất quan tâm và được tỉnh cũng như trung ương đầu tư nhiều và xây dựng cơ sở vật chất trường lớp từ tiểu học cho đến phổ thông trung học, nhưng thực trạng trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn vẫn ở mức thấp so với mức chung của toàn tỉnh.

2.2.2.1. Trình độ văn hóa của lao động

(Ghi chú: THCS: Trung học cơ sở; THPT: Trung học phổ thông; Khác: gồm

Trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học)

Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ kết quả điều tra trình độ học vấn của lao động

Nguồn: Số liệu điều tra

Theo kết quả điều tra thực tế địa bàn cho thấy, Tỷ lệ Không biết chữ còn cao, lên tới 23,90%. Tỷ lệ người lao động học từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông cũng rất lớn, trung học cơ sở lên đến 27,50%, tiểu học lên đến 28,30%. Điều này cho thấy chất lượng lao động về mặt học vấn là rất thấp. Chủ yếu là người dân tộc thiểu số do điều kiện trước đây khó khăn trong học tập nên không đi học hoặc chỉ đi học được một thời gian ngắn. Khi độ tuổi lớn hơn thì việc học trở nên khó khăn bởi ảnh hưởng do công việc làm ăn, nuôi sống bản thân, gia đình, và công việc chủ yếu là làm rẫy, làm nông, vì vậy họ không quan tâm đến việc đi học cho lắm. Điều này tạo ra một thách thức lớn cho huyện A Lưới khi nền kinh tế thị trường vận hành, những lao động này khó khăn trong việc tiếp thu những điều kiện kinh tế xã hội mới, khó nắm bắt các khoa học kỹ thuật, ảnh hưởng trong giao tiếp. Huyện cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo bổ túc cho các lứa tuổi, không chỉ tập trung ở khu vực thị trấn mà còn ở các khu vực các xã xa hơn.

Lực lượng có học vấn trung học phổ thông trở lên là lượng lượng lao động có chất lượng ở mức trung gian, với tỷ lệ 8,70%, đây là lực lượng có khả năng nắm bắt những kỹ thuật, nội dung khoa học căn bản trong sản xuất và làm việc. Nếu chú trọng đào tạo bổ sung lực lượng này có thể tạo ra một đội ngũ lao động đảm trách những

công việc yêu cầu có kỹ thuật sơ đến trung cấp như công nhân kỹ thuật, ít nhất cũng tăng khả năng tự động tạo ra công ăn việc làm cho bản thân. Bởi vậy, trong thời gian tới huyện nên có sự điều tra đánh giá chính xác về lực lượng này để có chính sách hợp lý, tạo ra một lớn lao động có khả năng, có thể giúp xuất khẩu lao động sang các địa phương khác trong nước hoặc nước ngoài.

Tỷ lệ lao động có học vấn trên trung học phổ thông chiếm 11,6% là lực lượng được trãi qua các lớp học trung cấp cho đến đại học, đây chính là lực lượng nòng cốt có trình độ chuyên môn và kỹ thuật, có hiểu biết trong nhiều lĩnh vực. Cần chú trọng điều chỉnh họ tham gia vào các hoạt động phát triển địa phương, tham gia vào các công tác quản lý hành chính nhà nước, trợ kỹ thuật vốn cho họ phát triển các hoạt động kinh tế.

Trong thời gian qua, huyện nhà thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, xây dựng các làng thanh niên lập nghiệp, cấp vốn, cây con, kỹ thuật, cơ sở vật chất đây chính là bước khởi đầu có tính hệ thống trong việc sử dụng hiệu quả hơn công tác sử dụng lao động, phát huy năng lực của người dân, giúp phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống kinh tế xã hội.

Muốn nâng cao mặt bằng trình độ học vấn của dân cư trong thời gian tới, huyện cần tăng cường đầu tư vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị trường học, đi liền với việc kêu gọi, khuyến khích các giáo viên vào các khu vực khó khăn, vùn sâu, vùng xa để tăng cường việc phổ cập văn hóa cho người dân.

2.2.2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động

Trình độ chuyên môn kỹ thuật phản ánh khả năng nắm bắt các kỹ thuật, các phương pháp làm việc của người lao động. Kinh tế của huyện A Lưới đi lên từ sản xuất nông nghiệp chính vì thế, thực trạng chuyên môn kỹ thuật thể hiện theo điều tra thực tế không mấy khả quan.

TT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ

1 Không có chuyên môn kỹ thuật 110 79,70%2 Sơ cấp có chứng chỉ hành nghề 11 8,00%

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w