Đánh giá chất lượng lao động ở huyệ nA Lướ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 52 - 56)

- Kinh nghiệ mở một số địa phương trong tỉnh: Hương Trà, và địa phương cấp huyện ở tỉnh khác: Hướng Hóa (Quảng Trị)

8 Do thành viên của gia đình hoặc người thân đi làm ăn xa gửi về 1 0,70%

2.3. Đánh giá chất lượng lao động ở huyệ nA Lướ

2.3.1. Những lợi thế của nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng mang tính chất quyết định trong các hoạt động kinh tế- xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, huyện A Lưới và tỉnh Thừa Thiên Huế luôn cố gắng đầu tư và các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, phát triển kinh tế nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng lao động trên địa bàn. Trong thời đại cạnh tranh hiện nay, với chất lượng lao động trung bình được đánh gia không cao nhưng vẫn có những lợi thế nhất định.

- Sức khỏe của lao động cực kỳ tốt nhờ thích nghi trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt của huyện A Lưới. Chính vì thế, người lao động ở đây có lợi thế trong tham gia các hoạt động kinh tế tại địa bàn huyện nhà và những địa bàn tương tự. Sức khỏe dẻo dai của hoạt động lâm nghiệp, nông nghiệp phù hợp với việc nâng

cấp chất lượng mặt bằng theo hướng đào tạo nghề, tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất.

- Bên cạnh đó, sự cần cù, chịu khó, chịu khổ, sẳn sàng học hỏi là một đức tính cần thiết trong môi trường đầy cạnh tranh. Nhờ vậy có khả năng nắm bắt các công việc và làm việc hiệu quả.

- Lao động trên địa bàn có nhiều kỹ năng về sản xuất các mặt hàng truyền thống, đây là những kỹ năng riêng có của những lực lượng lao động ở đây. Điều đó gợi ý khả năng điều chỉnh họ tham gia vào những nơi chế tác, sản xuất các sản phẩm truyền thống như, dệt dzèng, đan lát, mộc, sản xuất rượu Đoác. Đây là những tài sản vô hình có giá trị to lớn trong thị trường du lịch văn hóa, cơ hội tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Qua kết quả điều tra như bảng … chương.. cho thấy, tỷ lệ người lao động muốn tiếp tục làm việc tại địa bàn lên đến 93,5%, đây là điều đặc biệt, vì nền kinh tế huyện nhà không cao, nhưng người lao động vẫn tha thiết gắn bó với mong muốn xây dựng quê hương A Lưới ngày càng giàu đẹp. Vốn quý tinh thần này cần được tận dụng, tạo điều kiện cho người dân địa phương được đi học thêm để tham gia hiệu quả hơn vào nền kinh tế.

- Nền kinh tế trong thời gian qua trên địa bàn ngày càng tăng trưởng mạnh, đời sống được nâng cao dần, đây là điều góp phần thu hút lượng lao động có chất lượng ở lại và thu hút thêm lao động có chất lượng ở các địa phương khác. Tạo ra một môi trường tràn ngập người lao động cho nền kinh tế.

- Lực lượng lao động có cơ cấu dân số trẻ với số lượng lớn, đó là tiềm năng về lực lượng lao động, một có cấu dân số mang tính bùng nổ về năng lực. Được đào tạo, quy hoạch, định hướng và sử dụng tốt thì giá trị mang lại những giá trị vượt bậc.

2.3.2. Những hạn chế, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng lao động

Bên cạnh những ưu điểm trên, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn cũng có nhiều hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

- Trình độ học vấn, văn hóa của lao động vẫn còn thấp. Dù huyện nhà đã khá tích cực trong việc truyên truyền giáo dục, phổ cập dạy học, tuyên truyền văn hóa.

Điều này chịu sự chi phối của đặc điểm lịch sử- xã hội, tự nhiên của địa bàn chi phối. Với nhiều địa bàn cách trở, kèm theo các hủ tục văn hóa và kinh tế khó khăn nên tiếp cận khó khăn với nền tri thức mới. Đây là những hạn chế lớn trong giai đoạn hội nhập kinh tế với nền kinh tế khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.

- Dù dức khỏe tốt nhưng bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, tàn dư chiến tranh, tập quán lạc hậu, ý thức phòng bệnh chưa cao nên phần nào làm suy giảm khả năng lao động.

- Sự chuyển biến chất lượng nhân lực trên địa bàn huyện trong những năm qua nhìn chung là khả quan nhưng chưa có sự đột phá thực sự. Nhất là về mặt văn hóa giáo dục, trong đó vấn đề đào tạo nghề vẫn là vấn đề nan giải. Năng suất lao động qua nhiều năm vẫn chưa tiến triển rõ ràng.

- Sự khó khăn trong tìm việc vì lượng việc làm tại chổ trên địa bàn chủ yếu có thu nhập thấp. Trong khi đó chưa có sự hỗ trợ nhiều trong việc xuất khẩu lao động đi các địa phương khác có thu nhập tốt hơn.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn huyện

Những hạn chế, khó khăn trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan, tựu chung gồm có một số nguyên nhân chính sau đây

- Nguyên nhân khách quan:

+ Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nhất là giao thông và thời tiết, làm hạn chế các hoạt động kinh tế trên địa bàn, ảnh hưởng đến sức khỏe của lao động. Bên cạnh đó tàn dư chiến tranh để lại trong môi trường từ các chất độc đến vũ khí vẫn còn nằm rải rác gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người dân.

+ Tập tục văn hóa xưa cũ vẫn còn tồn tại ở một số nơi, cản trở để phong cách làm việc mới.

+ Nền kinh tế đang ở trình độ chưa cao, chính vì thế không tạo ra được một đời sống tốt hơn cho người dân, chưa tạo ra nhiều việc làm cho lao động.

+ Trước hết ở người lao động nhiều khi vẫn thụ động trước sự thay đổi của bối cảnh kinh tế mới, chưa có sự điều chỉnh kịp thời, chưa chủ động tham gia và các hoạt động học tập để nâng cao năng lực bản thân, tạo ra sự hạn chế trong việc tiếp cận công việc.

+ Chính sách của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, dàn trãi trên nhiều lĩnh vực mà chưa có sự đầu tư chuyên sâu để tạo ra đột biến. Những ngành nghề truyền thống chưa được chú trọng đúng mức với tiềm năng của nó.

Tóm lại, từ thực trạng lao động trên địa bàn cho thấy, những hạn chế chủ yếu

của lao động xuất phát từ đặc thù lịch sử, xã hội và tự nhiên. Một phần từ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đi sâu, đi sát, mặt khác từ người lao động vẫn mang tâm lý thụ động của nền sản xuất cũ. Với những thế mạnh về sức khỏe, kinh nghiệm sản xuất truyền thống đặc thù và tinh thần cầu tiến, kèm theo sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới, chất lượng nhân lực sẽ ngày càng tiến bộ và góp phần khắc phục những hạn chế của mình, phát huy được được mặt mạnh.

Chương 3- Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng lao động ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w