17 Kỹ năng tuyên truyền vận động quần
2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến khoảng cách năng lực của cán bộ Trung ương Hội Liên
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
a. Thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp:
Trong những năm qua số cán bộ trẻ được tuyển dụng vào cơ quan ngày càng nhiều hơn, số năm công tác trung bình của Trung ương Hội giảm dần. Thường thì phải có bề dày công tác ít nhất 5 năm trở lên mới coi là có thâm niên. Một thực tế là, cán bộ được đào tạo cơ bản ở các trường Đại học, nhưng tuyển dụng chưa chú trọng lắm đến
60
chuyên môn. Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn. Cán bộ lớn tuổi ít cập nhật kiến thức.
Một số cán bộ còn thiếu ý chí phấn đấu vươn lên, chưa đảm bảo chế độ đi công tác cơ sở theo quy định đối với cán bộ phong trào.
b. Thiếu đào tạo kiến thức, kỹ năng trong quá trình làm việc
Trung ương Hội hàng năm có tổ chức các khoá học bắt buộc để đảm bảo tiêu chuẩn chức danh cho cán bộ như chính trị, quản lý hành chính, phụ vận, tuy nhiên theo bảng 2.6. số cán bộ chưa học còn chiếm tỷ lệ rất lớn trên 50%. Kiến thức quản lý kinh tế cần tập trung cũng đào tạo thì rất mức độ chưa có tầm chiến lược. Nhưng cán bộ đã được học cũng chỉ dừng lại ở mức chung chung. Thiếu kỹ năng thực hành.
Đặc biệt là Trung ương Hội chưa có một hội nghị, hội thảo hay khoá học nào tại Trung ương Hội về vấn đề đào tạo. Chưa có các khoá học về các kỹ năng dự báo, tham mưu, phân tích vấn đề. Đây là những kiến thức, kỹ năng rất cần thiết cho cơ quan hoạch định chiến lược ở cấp Trung ương.
c. Thiếu động cơ làm việc của một số cán bộ, chuyên viên
Phải chăng việc đào tạo chỉ tập trung vào một số cán bộ nguồn, chưa có chính sách khuyến khích cán bộ tự tham gia học tập nâng cao trình độ về chuyên môn (thạc sĩ, tiến sĩ).
Khả năng thăng tiến của cán bộ hạn hẹp, khó luân chuyển cán bộ trong nội bộ và sang ngành khác.
Văn hoá công sở chưa thực sự trở thành nền tảng.
d. Ngoại ngữ tiếng Anh hạn chế.
Theo số liệu bảng 2.6. cán bộ chuyên viên có trình độ tiếng Anh A trở lên chiếm tỷ trọng lớn trên 90%, vì đây là yêu cầu trong tiêu chuẩn chức danh. Nhưng thực tế khả năng sử dụng tiếng Anh vào chuyên môn để nghiên cứu tài liệu, đọc tin tức trên mạng để thu thập kiến thức, thông tin là rất khó khăn và hạn chế. Chất lượng tiếng Anh kém thể hiện trong số liệu điều tra đã minh chứng. Cán bộ đi học để có bằng, còn sau đó hầu như không sử dụng. Đến khi có khoá học ở nước ngoài thì rất ít cán bộ có thể đáp ứng tiêu chuẩn ngoại ngữ để đi học.
61
Như vậy, trong chương 2 luận văn đã đánh giá năng lực hiện tại của cán bộ Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cán bộ lãnh đạo quản lý và chuyên viên, bên cạnh những ưu điểm còn nhiều hạn chế về năng lực.
Đối với lãnh đạo quản lý, những điểm hạn chế đó là:
- Kiến thức tư duy logic và phân tích khoa học
- Kiến thức về chuẩn, chỉ số đo lường chất lượng của cơ quan - Kiến thức quản lý nhân sự
- Kiến thức quản lý hướng về mục tiêu - Kiến thức về tin học
- Kỹ năng đánh giá, giám sát, dự báo
- Kỹ năng khuyến khích, thuyết phục, tư vấn - Ý thức làm việc theo nhóm
- Đọc, hiểu, nghe, nói tiếng Anh
Các năng lực yếu sẽ làm tính nghiêm trọng vấn đề tăng lên vì đó là kiến thức, kỹ năng cần thiết của quản lỹ lãnh đạo nhất là trong tương lai.
Quản lý lãnh đạo có khoảng cách kiến thức, kỹ năng lớn nhất là các lãnh đạo, quản lý ít kinh nghiệm làm việc, ít kinh nghiệm quản lý và chưa được đào tạo chính thức về quản lý nói chung.
Đối với chuyên viên, những điểm hạn chế đó là:
- Chưa có kiến thức đầy đủ về các phương pháp dự báo - Thiếu kiến thức về các cách lựa chọn phương án - Thiếu tư duy sáng tạo
- Yếu về kiến thức xử lý thông tin để đưa ra kết luận, kiến nghị - Chưa nắm bắt các chương trình, kế hoạch chung của đơn vị - Chưa đạt yêu cầu về kỹ năng dự báo
- Yếu về kỹ năng tham mưu
- Yếu về kỹ năng thu thập, xử lý thông tin - Kém về kỹ năng phân tích, viết báo cáo - Yếu về kỹ năng làm việc theo nhóm
62
- Yếu về ý thức làm việc theo nhóm - Tinh thần làm việc chưa thực sự tốt - Thiếu động cơ làm việc
- Biết tiếng Anh nhưng hạn chế
- Nhóm có khoảng cách kiến thức, kỹ năng lớn nhất là nhóm chuyên viên ít kinh nghiệm, ít được đào tạo
Với những hạn chế về năng lực nói trên của lãnh đạo quản lý và chuyên viên Trung uơng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam – cơ quan tham mưu ở cấp Trung ương của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức đó là: Cơ cấu hội viên chưa thể hiện tính liên hiệp của tổ chức Hội; Thu hút hội viên chưa đạt yêu cầu loại hội viên; Chưa thực hiện được đầy đủ chức năng của tổ chức: chức năng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ; Thiếu năng động – sáng tạo, yếu về dự báo, tham mưu; Vị thế của tổ chức: Trong nước và quốc tế chưa rõ nét. Những hạn chế về năng lực đó ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau: Thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp; Thiếu đào tạo kiến thức, kỹ năng trong quá trình làm việc, Thiếu dộng cơ làm việc của một số cán bộ, chuyên viên; Ngoại ngữ tiếng Anh hạn chế.
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ TRUNG ƯƠNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM